< Một góc Hòn Nhạn.
Từ bến tàu tại Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, Phú Quốc, đi chuyến tàu khách Số 57 rời bến lúc 8 giờ sáng thì đến cầu tàu Bãi Ngự, thuộc xã đảo Thổ Châu hơn 14 giờ ( khoảng 63 hải lý). Rồi du khách tiếp tục ra thăm đảo Nhạn bằng ca-nô chạy trên biển khoảng 10 phút (3,25 hải lý), để ngắm nhìn hàng trăm ngàn con nhạn trắng chao mình xuống mặt nước biển xanh rì đớp bầy cá cơm nổi lên quanh đảo.
Một người dân địa phương tự hào: "Đảo Nhạn là một hòn đảo khô như trôi bồng bềnh trên mặt biển, không có bóng cây, chỉ toàn là đá trắng xếp chồng lên nhau, tạo nhiều hang cạn, làm nơi trú ngụ cho loài nhạn về đẻ trứng vào mùa Nam (từ tháng 6 đến tháng 10 âm lịch). Đảo
Nhạn thường đẻ từ 1 đến 2 trứng trên tảng đá trơ trọi hoặc trong hốc đá. Chúng không ấp trứng như các loài chim khác, chỉ canh chừng ổ trứng trong vòng 1 tháng. Khi nhạn con nở, lúc đó chúng mới tìm mồi về đút cho nhạn con ăn".
< Chim nhạn ấp trứng.
Mùa nhạn đẻ, khi đi trên đảo này du khách phải quan sát cho thật kỹ ở mỗi bước đi, khéo giẫm đạp lên trứng nhạn. Vì mỗi phiến đá gần như có trứng nhạn nằm lăn lóc bên cạnh, tiệp màu trắng bông với màu đá.
Khi hết mùa nhạn đẻ (từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch), chúng sẽ di chuyển đi nơi khác sinh sống cho tới mùa sau mới về lại đảo này.
< San hô ở Hòn Nhạn.
Ra thăm Hòn Nhạn còn là dịp để du khách tắm mình trong làn nước biển xanh, lặn ngắm san hô đủ màu sắc, kiểu dáng và mỗi buổi hoàng hôn trên biển Tây ngồi tựa lưng vào phiến đá trắng buông nhợ câu mực, câu cá thu bè... trong không gian đầy tiếng nhạn kêu, một thú vui với thiên nhiên khó tìm đâu ra.
Mùa gió Nam biển động nhiều nhưng cũng có lúc sóng yên, trời nắng. Đây là thời điểm lý tưởng cho chuyến du ngoạn đảo Thổ Châu khi đàn chim nhạn tìm về nơi sinh sản, nương thân trên hòn đảo khô.
Theo Cà Mau Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét