“Đảo Bé đang khát”, “bão tố bao vây đảo Bé”... Bên cạnh những dòng tin thời sự, ít người biết đảo Bé (xã đảo An Bình, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) còn là một điểm đến đáng để khám phá.
Thông thường thì khi hai hòn đảo gần nhau, người ta thường chỉ đặt cho nó một cái tên và so sánh xem đảo nào to hơn thì gọi là đảo lớn còn đảo nào bé hơn thì gọi là đảo bé. Đảo bé Lý Sơn cũng không nằm ngoài qui luật đó.
Để đến được đảo Bé, chúng tôi phải đón tàu từ đất liền ra đảo Lý Sơn rồi sáng hôm sau ra cầu cảng đón chiếc tàu đò duy nhất trong ngày qua đảo Bé. Mất 40 phút dập dềnh trên sóng, con tàu đò cũ kỹ mới “đo” được hơn 5km mặt biển.
Vào quán nước ở cuối cầu cảng, chị chủ quán bảo: “Ăn xu xoa hả mấy anh?”. Nghe lạ tai, chúng tôi đồng ý ngay. Ly xu xoa trông giống rau câu, ăn nghe ngon quá nên mỗi người “làm” ba ly. Chủ quán cho biết món này được chế từ rong biển quanh đảo Bé.
Đối diện với quán xu xoa là ngôi miếu cổ thờ những tiền nhân khai hoang lập làng.
Làng chài với gần 100 nóc nhà và khoảng 500 nhân khẩu sống tập trung ở phía tây hòn đảo chỉ có diện tích 1km2 mặt đất khá bằng phẳng. Đó cũng là dân số và diện tích của xã đảo An Bình. Nhà cửa đậm “chất” đảo xa, nhỏ và thấp, nằm san sát nhau để chống chọi với gió to bão lớn.
< Rất nhiều hệ thống lu chứa nước ngọt chực chờ mua...
Mùa này trời yên biển lặng, làng chài vốn bình yên càng yên bình hơn khi hầu hết đàn ông đều ở ngoài biển đánh bắt. Trên những con đường nhỏ, mấy cô gái thong thả quay cối đá xay đậu và bột. Những liếp rau nhỏ xíu che đậy cẩn thận, những lu nước lớn đặt dưới mái nhà chờ nước mưa.
< Trên đảo bé người ta phải kè ruộng bằng đá như thế này để cát khỏi trôi mới trồng được tỏi trong như ruộng bậc thang ở miền núi.
Ngoài rìa làng, những thửa ruộng toàn cát trắng khô rang đang chờ mùa trồng tỏi. Ngoài cùng là một vùng đất chỉ có sỏi đá khô cằn.
Do đặc thù cấu tạo địa chất của đảo nên không có giếng nước ngọt, người dân ở đây phải đúc những lu nước; mỗi lu có dung tích 2m3 để hứng nước trời, lấy từ mái nhà qua hệ thống dẫn mỗi khi mưa xuống.
Bắt đầu từ cuối làng chài, men theo ghềnh đá đi về phía nam, qua một ngôi miếu thờ lặng lẽ bên mép biển là bãi cát trắng phau, thoai thoải cong cong chiếm trọn bờ phía nam.
Vẫy vùng một hồi để giải nhiệt cơ thể nóng hầm hập, chúng tôi tiếp tục khám phá bờ biển phía đông dài khoảng 1km. Khác hoàn toàn với bờ nam, phía đông toàn ghềnh đá được tạo bởi vô số tảng đá đen, có đoạn gồ ghề lởm chởm, có đoạn hiểm trở do có nhiều tảng đá lớn.
Bờ biển phía bắc là một bãi biển cong cong toàn đá cuội pha lẫn cát trắng ngà dưới ánh mặt trời chói chang.
Chẳng mấy chốc, chúng tôi băng qua bãi biển khoảng 500m để tiếp cận với bờ biển phía tây dài khoảng 1km, một nửa là ghềnh đá trắng được tạo bởi những viên đá nhỏ màu trắng, một nửa là ghềnh đá đen lởm chởm... Bờ biển đa dạng về địa hình lẫn màu sắc, những rặng dứa rừng ấn tượng được tạo bởi vô số cây dứa cổ thụ to lớn như thách thức phong ba bão tố.
Chống chọi với thiên nhiên để sinh tồn, để bảo vệ biển đảo của người Việt xưa, ngay những em bé thơ ngây cũng ý thức “nước ngọt là vàng” nên sau khi tắm biển xong, chạy về nhà múc một ca nước trong lu cũng đến đứng sát gốc cây để vừa tắm vừa tưới nước...
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Dulich Tuoitre, Maivoo, Cathp 360
< Ra đảo Bé...
.
Đảo Bé cách đảo lớn khoảng 5 km, vì vậy cuộc sống của 2 hòn đảo này cũng không khác nhau là mấy. Chỉ khó khăn về mặt đi lại hàng ngày có rất nhiều chuyến tàu nhỏ qua lại giữa 2 hòn đảo chở lương thực, thực phẩm và người qua lại.
Sự xuất hiện của hơn 20 con người chúng tôi bổng nhiên đổ bộ lên đảo làm người dân đảo không khỏi tò mò. Tò mò từ những tiếng hét huyên náo cả bến tàu vắng. Bọn trẻ trên bờ nhìn chúng tôi một lũ rón rén hò hét khi nhảy lên bò không khỏi làm chúng buồn cuời vì việc đó quá dễ với chúng nó.
Khó khăn như vậy vì cầu tàu ở đảo bé không như các cầu tàu khác có những bậc lên xuống để mực nước có lên hay xuống thì từ trên tàu lên bờ hay từ bờ xuống tàu đều đơn giản. Còn ở đây chỉ có 1 bờ kè duy nhất con tàu chúng tôi đi lại quá bé nhỏ.
.
Vì vậy muốn lên bờ chúng tôi phải trèo lên nóc tàu và đợi khi sóng xô tàu vào sát bờ là phải nhảy tót lên bờ ngay. Chỉ cần 1 chút đắn đo là sóng lại kéo tàu ra xa hơn 1 bước nhảy...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét