Đèo Rù Rì (cũ) với cái tên nghe rất ấn tượng, là con đèo cuối cùng của miền Nam để vào trung tâm thành phố Nha Trang. Đèo cũ dù chỉ dài 3km nhưng khá nguy hiểm bắt đầu từ cuối thành phố Nha Trang đi ra Ninh Hòa và là đường một chiều.
Xung quanh đèo Rù Rì là vô vàn những bãi tha ma, rừng rậm. Trên đỉnh đèo còn có một tượng Đức mẹ Maria giơ tay ban phước cho vùng đất ngoại thành.
Thực ra, cái tên đèo Rù Rì là cái tên nói về một loài chim, ngày xưa sống rất nhiều ở quanh những ngọn đồi và những vườn cây xung quanh khu vực đèo. Chiều tà, tắt bóng dương, đi qua con đường mòn ở chân những quả đồi này, cứ thấy rờn rợn khiến lữ khách lại nhớ về những lời đồn thổi ma quái của dân địa phương.
< Đường ngoằn ngoèo là đèo Rù Rì cũ, đường đỏ là đèo mới - xanh là dự kiến sau này.
Từ tháng 9 năm 2010, đèo Rù Rì đã được khởi công cải tạo nâng cấp nhưng chính yếu là phần mở rộng đoạn QL1C phần qua đèo thuộc phía bắc TP Nha Trang. Dự án thực hiện hơn 2,6km trong đó sẽ xây dựng hơn 1.1km đồng thời hạ độ dốc đường đèo Rù Rì xuống gần một nửa so với đèo cũ. Mặt đường sẽ được mở rộng 16m gồm bốn làn xe và hoàn thành trong 24 tháng. Cung đường mới này khiến giao thông ra QL thuận tiện hơn, giảm sự nguy hiểm. Còn đoạn đèo Rù Rì cũ thì hiện nay vẫn còn đó, chỉ dành cho dân địa phương và kẻ du phượt...
Leo đèo Rù Rì cũ...
Tạm biệt Nha Trang, TS hướng về quốc lộ 1 qua đèo Rù Rì, con đường đi mỗi lúc như một vắng thêm và mình có cảm tưởng như đường cũng nhỏ lại nữa! Điều này khiến cho người lữ hành có cảm giác là mình đang đi vào ngõ cụt vậy. Nhưng kia rồi một ngã ba: Một nũi tên chỉ rẽ trái với dòng chữ đèo Rù Rì 2 Km, đèo đây rồi!
Con đường từ thành phố Nha Trang ra đèo Rù Rì ngày ngay rất ít người đi lại trừ một số cư dân địa phương mà thôi. Do ngày nay con đường quốc lộ 1 đã không còn đi ngang qua thành phố Nha Trang nữa và cũng không qua đèo Rù Rì nữa. Người ta đã chỉnh QL1 đến một hẻm núi gần đó đồng thời cũng đã hạ thấp độ cao của hẻm núi chỉ còn lại là một con dốc thành ra đèo Rù Rì ngày nay đã đi vào dĩ vãng của những chuyến xe đò tốc hành Bắc Nam.
Đèo Rù Rì là con đường tráng nhựa đủ cho một làn xe chạy ngược chiều có thể tránh nhau. Ts đã nhàn du tiến bước càng gần chân đèo càng hoang vắng ít người qua lại, không ai tu sữa đã bắt đầu trở thành hoang phế.
Với những đoạn đường không còn mặt đường nữa mà thay vào đó là những vũng nước khi trời mưa. Vào chân đèo không còn nghe tiếng ồn ào của phố thị mà thay dần vào đó là tiềng của rừng cây vách đá, tiếng gió thổi... đúng với tên gọi rù rì của nó.
Vừa vào đèo là khách lữ hành đã có thể cảm nhận một cách tự nhiên âm thanh của tiếng gió thổi rì rào, rù rì, u u tịch tịch.
Tại chân đèo thấy có ghi độ dốc của đèo chỉ là 10% nhưng thật ra chỉ cần lên đèo chừng 50 mét là bạn không thể nào có thể ngồi trên yên xe đạp được nữa cho dù bạn có đứng hẳn người lên hai bàn đạp (pi-đanh) cũng đành thôi! Vậy là một mình đẩy xe trên đèo qua những đoạn quá dốc.
TS đi vào đèo rù rì vào những năm 2000 mà cảm nhận như vào thế kỷ 19 vậy, đường đèo chỉ một mình Ts đi mà thôi. Con đường nầy ngày nay có lẽ ít người đi lại từ khi có con đường QL qua đèo mới!
Càng lên cao, vào sâu trong lòng đèo thì không khí hoang vắng cô tịch càng đậm nét rừng và tiếng của rừng. Ánh nắng của mặt trời ban mai chưa kịp vượt qua đỉnh núi, nó chỉ xen qua những tàng cây vem theo sườn. Hơi sương ban đêm cũng còn đọng lại đây đó !trên cành cây ngọn cỏ ven đèo. Đó đây một vài loại chim cũng vừa mới thức giấc kêu riu rít, chạy nhảy tung tăng. Mình không hiểu được tiếng chim, không hiểu được những hành động của chim. Nhưng tổng thể không cần phải suy nghĩ gì, chỉ bằng trực giác là chúng ta cũng đã hiểu rằng chim đang vui và hạnh phúc trong nhưng giây phút nầy.
Đèo Rù Rì ngày nay hầu như không còn là con đường chính trong nối liền hai miền Ninh Hòa và Nha Trang nữa. Sự giao thông gần như tất cả đã đi theo con đường QL1 mới. Thình thoảng mới có người leo đèo, có lẽ họ là những cư dân hai bên đèo và những người thích lãng du như TS này đây...
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ internet, 360plus.yahoo Sotam26 (02-01-2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét