Từ đỉnh Mẫu Sơn (xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) cao 1.541m quanh năm mây phủ có con suối Khuổi Tẳng, tiếng địa phương mang nghĩa dòng suối dựng đứng.
Xuất phát từ xã Bằng Khánh (Lộc Bình – Lạng Sơn) qua những con đường nhựa rồi bêtông quanh co với những cánh đồng lúa xanh mượt, du khách sẽ bắt đầu cuộc hành trình khám phá dòng suối đầy thơ mộng này. Vừa đi du khách có thể nghe tiếng nước chảy róc rách, tiếng chim rừng kêu ríu rít... ở hai bên bờ suối.
Nếu đến đây vào đầu mùa hè, du khách được chiêm ngưỡng dưới lòng suối là những tảng đá lúc phơi mình trên không, lúc ẩn mình trong làn nước trong veo. Cảnh tượng trên trời, dưới suối, hai bên bờ sắc tím hoa sim, hay vàng, đỏ của phong lan rừng...
Đến suối Khuổi Tẳng du khách nên ghé thăm những ngôi nhà của người Dao náu mình dưới tán cây xanh và nếu gặp may, du khách sẽ nghe cư dân nơi đây kể về truyền thuyết của dòng suối này. Chuyện xưa, các tiên nữ khi cưỡi mây dạo chơi bỗng nhìn thấy suối Khuổi Tẳng trong mát nên rủ nhau xuống tắm.
Các tiên nữ còn hoá phép tạo ra những tảng đá to, phẳng để nghỉ ngơi mà ngày nay người dân nơi đây gọi là Soong Cải. Nơi đây những ngọn thác đổ dài theo vách đá, vẽ vào không gian bức tranh thiên nhiên đẹp lạ kỳ.
Càng lên cao, không gian suối Khuổi Tẳng cứ mở ra, mở ra đẹp một cách kỳ lạ. Những dòng thác nhỏ đổ xuống hang, hốc tạo thành hồ nước tự nhiên có độ sâu vừa phải, nơi tắm mát lý tưởng cho du khách.
Ngày hè nóng bức, được ngâm mình trong dòng nước mát lạnh của suối Khuổi Tẳng tạo cảm giác thư thái, an bình. Nếu được đầu tư đúng mức thì trong tương lai không xa, nơi đây sẽ là một địa chỉ hấp dẫn, bởi danh thắng này nằm song song với khu du lịch Mẫu Sơn.
Du lịch, GO! - Theo SGTT, internet
Du lịch bốn phương
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
Dinh thự của những ông vua bản Mường
Những cái tên Vương Chí Sình, Hoàng A Tưởng, Đèo Văn Long... "vua" bản mường một thời lừng lẫy dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp. Sau Cách mạng Tháng 8/1945, những ông "vua" này không còn nhưng những dinh thự của họ vẫn còn đó.
.
Dinh thự nhà họ Vương
Ai đã từng đặt chân lên Đồng Văn (Hà Giang), nơi cực Bắc của Tổ quốc đều muốn ghé thăm dinh thự nhà họ Vương nằm dưới thung lũng Sà Phìn. Dinh thự được xây dựng từ thời Vương Chính Đức, một quan Bang tá do chính quyền bảo hộ dựng lên để cai quản vùng đất biên ải hiểm yếu bậc nhất Việt Nam.
Nằm trên con đường buôn bán thuốc phiện từ vùng Tây Nam Trung Quốc tới Miến Điện vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Đồng Văn có độ cao trung bình trên một ngàn mét so với mặt nước biển, lại là vùng núi đá rất phù hợp với việc trồng cây thuốc phiện...
< Cửa vào tiền dinh.
Vương Chính Đức trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán nha phiến, ông bỗng chốc trở nên giàu có và đầy quyền uy, tự phong là “vua” xứ Mèo Hà Giang.
Dinh thự nhà họ Vương được xây dựng cuối thế kỷ 19 do hơn 300 thợ dân tộc Hồi (Trung Quốc) xây dựng trên một gò đất hình mai rùa nằm giữa thung lũng Sà Phìn, do thầy địa lý Trung Quốc chọn. Nhà tựa vào lưng núi, mặt quay ra phía thung lũng xoải dài, phù hợp với thuyết phong thuỷ của người Tàu.
< Toàn cảnh nhà vua Mèo.
Kiến trúc của khu nhà mang đậm phong cách kiến trúc phong kiến Trung Hoa, bao gồm: Tiền đinh, trung đinh và hậu đinh. Nối ba lớp nhà hai tầng bằng gỗ, tường đất nện (kiến trúc của dân tộc Mông Dao, Pa Dí, Hà Nhì… vùng núi cao) là khoảng sân lát đá. Nơi ở của “vua” là ngôi nhà phía trong cùng tường xây bằng đá, phía sau có một đường hầm thoát hiểm. Các ngôi nhà đều lợp ngói âm dương, một số hoạ tiết trang trí là những bông hoa thuốc phiện, nhờ những bông hoa ấy mà Vương Chính Đức mới trở thành “vua Mèo” nơi vùng biên viễn. Xung quanh dinh thự là một lớp tường đá dày 0,8m có nhiều lỗ châu mai và chòi canh gác.
< Dinh thự nhà họ Vương trước khi trùng tu.
Về mặt quân sự, đây vừa là dinh thự nhưng cũng là pháo đài kiên cố khi có biến. Bởi khu dinh thự nằm dưới thung lũng mà xung quanh là núi đá, nếu những kẻ bên ngoài muốn tấn công, trước tiên phải vượt qua dãy núi đá tai mèo hiểm trở, từ dưới thung lũng lại dễ dàng quan sát được, nên mọi động tĩnh từ phía bên ngoài đều có thể phát hiện ra ngay. Do đó, mọi biến động bên ngoài, quân lính của nhà họ Vương kịp thời nắm bắt để báo cho ông chủ ứng phó.
< Mặt tiền dinh giữa.
Khi Vương Chính Đức mất trao lại quyền cho người con thứ tên là Vương Chí Sình. Cách mạng Tháng 8/1945 bùng nổ, quân của Vương Chí Sình đã phối hợp với quân của Mặt trận Việt Minh đánh đuổi quân Pháp chạy khỏi Hà Giang. Sau ngày Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chí Sình tham gia Quốc hội khoá I và kết nghĩa làm anh em, đổi tên cho ông là Vương Chí Thành, tặng ông thanh bảo kiếm, ngoài vỏ khắc 8 chữ: "Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ".
Dinh thự Hoàng A Tưởng
Dinh thự Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trên đường lên Si Ma Cai. Hoàng A Tưởng là người Tày nhưng cai trị ở địa phương có trên 80% dân số là dân tộc Mông, nên được mệnh danh là “vua Mèo”. Hoàng A Tưởng là con Hoàng Yến Chao - Thổ ty vùng cao nguyên Bắc Hà. Trước ngày Lào Cai được giải phóng (11/1950), Bắc Hà không chỉ là con đường tơ lụa nối với Vân Nam qua vùng Trung Á, mà Bắc Hà còn là nơi trung chuyển thuốc phiện từ Trung Á qua Đông Dương xuống khu vực Nam Á và ngược lại. Cao nguyên Bắc Hà trước đây nổi tiếng là vùng cây thuốc phiện, thuế bổ xuống đầu dân bằng thuốc phiện. Sử sách còn ghi, mỗi năm Bắc Hà thu thuế từ 1,8-2,25 tấn thuốc phiện, riêng Hoàng A Tưởng mỗi năm thu không của dân 500 kg thuốc phiện, ép dân bán rẻ 500 kg, đứng đầu đường dây buôn bán thuốc phiện và hàng hoá xuyên Á qua ngả Bắc Hà.
Dinh thự Hoàng A Tưởng quay hướng đông nam, lưng tựa vào núi Cô Tiên, đúng theo thuyết phong thuỷ của người Tàu “Tựa sơn đạp thuỷ”, thế rất vững chãi. Kiến trúc của khu dinh thự kết hợp giữa lối kiến trúc cổ của Pháp thế kỷ 17-18 với kiến trúc nhà sàn của người Tày, rất hài hoà nổi lên giữa vùng núi non hùng vĩ. Cửa nhà vòm cuốn, đắp nổi nhiều hoạ tiết dây lá nho, tường gạch nung, móng đá, mái lợp ngói âm dương. Cầu thang đi phía sau nhà, dưới cầu thang là bể hứng nước mưa, trong các phòng đều có lò sưởi.
Chính giữa là ngôi nhà lớn hai tầng, sàn gỗ, gian chính diện là phòng làm việc, tiếp khách, kế bên là nơi ở của vợ chồng, con cái Hoàng A Tưởng, hai dãy nhà ngang tả-hữu cũng là nhà hai tầng nhưng thấp hơn, đó là nơi ở của các gia nô, binh lính và người giúp việc. Hai ngôi nhà ngang được nối với ngôi nhà chính bằng một hành lang hẹp, các cửa đều quay ra cái sân rộng, nơi Hoàng A Tưởng thường tổ chức múa xoè khi tiếp các quan Pháp, hoặc những nhà buôn và khi lễ Tết.
Xung quanh dinh thự là tường đá bao quanh có lỗ châu mai, mặt tiền là cầu thang hình vòng cung đi lên từ hai phía, trước khi bước vào dinh thự, khách phải dừng chân ở phòng chờ có lính canh gác trước một cánh cửa gỗ nặng trịch dày gần một gang tay.
Trên tường mặt tiền đắt nổi những khẩu pháo, nhằm phô trương sức mạnh và thị uy những ai khi bước chân vào dinh thự. Dinh thự của Hoàng A Tưởng xây dựng trong vòng 8 năm trời (1914-1921), vật liệu bao gồm: Đá, vôi, cát, mật mía khai thác tại địa phương còn xi măng, sắt thép thì được chở bằng máy bay và ngựa thồ từ Hà Nội và Lào Cai lên.
Sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979, tôi đã nhiều lần ngủ trong khu dinh thự này, những cây hoa mộc sau nhà thơm thoảng, nhiều đêm thức giấc nhìn ra ngoài trời sương đêm bảng lảng, tôi có cảm giác những oan hồn mà cha con Hoàng A Tưởng giết hại vẫn lẩn khuất đâu đây.
Dinh thự Đèo Văn Long
Dinh thự Đèo Văn Long nằm ở ngã tư nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trước kia thuộc phường Lê Lợi, thị xã Lai Châu (cũ) sau khi tách Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Theo các tài liệu, Đèo Văn Long là con của Đèo Văn Trị, cai quản mười hai xứ Thái (Sipsong Chuthai). Cuối thế kỷ 19, Đèo Văn Trị hưởng ứng Hịch Cần Vương, lãnh đạo sắc tộc Thái và một số dân tộc khác vùng Lai Châu nổi dậy chống Pháp. Sau bị dụ dỗ, Đèo Văn Trị đầu hàng Pháp, mở đường cho chúng tiến vào Mường Thanh, được Pháp khôi phục quyền cai trị vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà, cho phép cha truyền con nối.
Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long lên nắm quyền cai trị thay cha, ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hoá, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành người giàu có nhất vùng.
Dinh thự Đèo Văn Long được xây dựng tại nơi 3 con sông gặp nhau, một vị trí hiểm yếu, sau lưng là núi cao trước mặt là sông rộng, ở vị trí yết hầu đó có thể khống chế được con đường lên Phong Thổ, Sa Pa, Mường Tè và xuôi về Hoà Bình cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long mang vợ con chạy sang Pháp. Dinh thự của Đèo Văn Long không có người ở, lâu ngày đã bị đổ nát, trở thành phế tích.
< Một phần dinh thự Đèo Văn Long ngày nay được làm trường học.
Những gì còn sót lại cho thấy kiến trúc của khu nhà là kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp. Khu nhà chính được xây hai tầng bằng gạch đỏ, sàn gỗ, xung quanh ngôi nhà chính là những khu nhà nhỏ dành cho người ở và binh lính, xung quanh là tường bao xây bằng gạch và đá dày trên 40cm, có nhiều lỗ châu mai, cao trên 3m. Trước khu nhà có sân rộng để múa xoè khi tổ chức tiệc tùng. Mái lợp ngói tách ra từ những phiến đá, người dân gọi là đá giấy, lúc mới tách đá mềm có thể dùng dao cắt được, nhưng khi gặp nắng đá trở nên cứng như sành.
Trước đây, tỉnh Lai Châu có dự kiến trùng tu dinh thự Đèo Văn Long, nhưng khi triển khai công trình thuỷ điện Sơn La, thì toàn bộ khu dinh thự Đèo Văn Long sẽ bị ngập dưới lòng hồ. Sau tháng 10/2010, khi nước hồ Sơn La dâng thì toàn bộ khu dinh thự của ông “vua Thái” đều nằm dưới thủy cung.
Du lịch, GO! - Theo Nông Nghiệp VN, internet
.
Dinh thự nhà họ Vương
Ai đã từng đặt chân lên Đồng Văn (Hà Giang), nơi cực Bắc của Tổ quốc đều muốn ghé thăm dinh thự nhà họ Vương nằm dưới thung lũng Sà Phìn. Dinh thự được xây dựng từ thời Vương Chính Đức, một quan Bang tá do chính quyền bảo hộ dựng lên để cai quản vùng đất biên ải hiểm yếu bậc nhất Việt Nam.
Nằm trên con đường buôn bán thuốc phiện từ vùng Tây Nam Trung Quốc tới Miến Điện vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Đồng Văn có độ cao trung bình trên một ngàn mét so với mặt nước biển, lại là vùng núi đá rất phù hợp với việc trồng cây thuốc phiện...
< Cửa vào tiền dinh.
Vương Chính Đức trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán nha phiến, ông bỗng chốc trở nên giàu có và đầy quyền uy, tự phong là “vua” xứ Mèo Hà Giang.
Dinh thự nhà họ Vương được xây dựng cuối thế kỷ 19 do hơn 300 thợ dân tộc Hồi (Trung Quốc) xây dựng trên một gò đất hình mai rùa nằm giữa thung lũng Sà Phìn, do thầy địa lý Trung Quốc chọn. Nhà tựa vào lưng núi, mặt quay ra phía thung lũng xoải dài, phù hợp với thuyết phong thuỷ của người Tàu.
< Toàn cảnh nhà vua Mèo.
Kiến trúc của khu nhà mang đậm phong cách kiến trúc phong kiến Trung Hoa, bao gồm: Tiền đinh, trung đinh và hậu đinh. Nối ba lớp nhà hai tầng bằng gỗ, tường đất nện (kiến trúc của dân tộc Mông Dao, Pa Dí, Hà Nhì… vùng núi cao) là khoảng sân lát đá. Nơi ở của “vua” là ngôi nhà phía trong cùng tường xây bằng đá, phía sau có một đường hầm thoát hiểm. Các ngôi nhà đều lợp ngói âm dương, một số hoạ tiết trang trí là những bông hoa thuốc phiện, nhờ những bông hoa ấy mà Vương Chính Đức mới trở thành “vua Mèo” nơi vùng biên viễn. Xung quanh dinh thự là một lớp tường đá dày 0,8m có nhiều lỗ châu mai và chòi canh gác.
< Dinh thự nhà họ Vương trước khi trùng tu.
Về mặt quân sự, đây vừa là dinh thự nhưng cũng là pháo đài kiên cố khi có biến. Bởi khu dinh thự nằm dưới thung lũng mà xung quanh là núi đá, nếu những kẻ bên ngoài muốn tấn công, trước tiên phải vượt qua dãy núi đá tai mèo hiểm trở, từ dưới thung lũng lại dễ dàng quan sát được, nên mọi động tĩnh từ phía bên ngoài đều có thể phát hiện ra ngay. Do đó, mọi biến động bên ngoài, quân lính của nhà họ Vương kịp thời nắm bắt để báo cho ông chủ ứng phó.
< Mặt tiền dinh giữa.
Khi Vương Chính Đức mất trao lại quyền cho người con thứ tên là Vương Chí Sình. Cách mạng Tháng 8/1945 bùng nổ, quân của Vương Chí Sình đã phối hợp với quân của Mặt trận Việt Minh đánh đuổi quân Pháp chạy khỏi Hà Giang. Sau ngày Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chí Sình tham gia Quốc hội khoá I và kết nghĩa làm anh em, đổi tên cho ông là Vương Chí Thành, tặng ông thanh bảo kiếm, ngoài vỏ khắc 8 chữ: "Tận trung báo quốc/ Bất thụ nô lệ".
Dinh thự Hoàng A Tưởng
Dinh thự Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trên đường lên Si Ma Cai. Hoàng A Tưởng là người Tày nhưng cai trị ở địa phương có trên 80% dân số là dân tộc Mông, nên được mệnh danh là “vua Mèo”. Hoàng A Tưởng là con Hoàng Yến Chao - Thổ ty vùng cao nguyên Bắc Hà. Trước ngày Lào Cai được giải phóng (11/1950), Bắc Hà không chỉ là con đường tơ lụa nối với Vân Nam qua vùng Trung Á, mà Bắc Hà còn là nơi trung chuyển thuốc phiện từ Trung Á qua Đông Dương xuống khu vực Nam Á và ngược lại. Cao nguyên Bắc Hà trước đây nổi tiếng là vùng cây thuốc phiện, thuế bổ xuống đầu dân bằng thuốc phiện. Sử sách còn ghi, mỗi năm Bắc Hà thu thuế từ 1,8-2,25 tấn thuốc phiện, riêng Hoàng A Tưởng mỗi năm thu không của dân 500 kg thuốc phiện, ép dân bán rẻ 500 kg, đứng đầu đường dây buôn bán thuốc phiện và hàng hoá xuyên Á qua ngả Bắc Hà.
Dinh thự Hoàng A Tưởng quay hướng đông nam, lưng tựa vào núi Cô Tiên, đúng theo thuyết phong thuỷ của người Tàu “Tựa sơn đạp thuỷ”, thế rất vững chãi. Kiến trúc của khu dinh thự kết hợp giữa lối kiến trúc cổ của Pháp thế kỷ 17-18 với kiến trúc nhà sàn của người Tày, rất hài hoà nổi lên giữa vùng núi non hùng vĩ. Cửa nhà vòm cuốn, đắp nổi nhiều hoạ tiết dây lá nho, tường gạch nung, móng đá, mái lợp ngói âm dương. Cầu thang đi phía sau nhà, dưới cầu thang là bể hứng nước mưa, trong các phòng đều có lò sưởi.
Chính giữa là ngôi nhà lớn hai tầng, sàn gỗ, gian chính diện là phòng làm việc, tiếp khách, kế bên là nơi ở của vợ chồng, con cái Hoàng A Tưởng, hai dãy nhà ngang tả-hữu cũng là nhà hai tầng nhưng thấp hơn, đó là nơi ở của các gia nô, binh lính và người giúp việc. Hai ngôi nhà ngang được nối với ngôi nhà chính bằng một hành lang hẹp, các cửa đều quay ra cái sân rộng, nơi Hoàng A Tưởng thường tổ chức múa xoè khi tiếp các quan Pháp, hoặc những nhà buôn và khi lễ Tết.
Xung quanh dinh thự là tường đá bao quanh có lỗ châu mai, mặt tiền là cầu thang hình vòng cung đi lên từ hai phía, trước khi bước vào dinh thự, khách phải dừng chân ở phòng chờ có lính canh gác trước một cánh cửa gỗ nặng trịch dày gần một gang tay.
Trên tường mặt tiền đắt nổi những khẩu pháo, nhằm phô trương sức mạnh và thị uy những ai khi bước chân vào dinh thự. Dinh thự của Hoàng A Tưởng xây dựng trong vòng 8 năm trời (1914-1921), vật liệu bao gồm: Đá, vôi, cát, mật mía khai thác tại địa phương còn xi măng, sắt thép thì được chở bằng máy bay và ngựa thồ từ Hà Nội và Lào Cai lên.
Sau chiến tranh biên giới tháng 2/1979, tôi đã nhiều lần ngủ trong khu dinh thự này, những cây hoa mộc sau nhà thơm thoảng, nhiều đêm thức giấc nhìn ra ngoài trời sương đêm bảng lảng, tôi có cảm giác những oan hồn mà cha con Hoàng A Tưởng giết hại vẫn lẩn khuất đâu đây.
Dinh thự Đèo Văn Long
Dinh thự Đèo Văn Long nằm ở ngã tư nơi gặp nhau của con sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Trước kia thuộc phường Lê Lợi, thị xã Lai Châu (cũ) sau khi tách Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, dinh thự Đèo Văn Long thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Theo các tài liệu, Đèo Văn Long là con của Đèo Văn Trị, cai quản mười hai xứ Thái (Sipsong Chuthai). Cuối thế kỷ 19, Đèo Văn Trị hưởng ứng Hịch Cần Vương, lãnh đạo sắc tộc Thái và một số dân tộc khác vùng Lai Châu nổi dậy chống Pháp. Sau bị dụ dỗ, Đèo Văn Trị đầu hàng Pháp, mở đường cho chúng tiến vào Mường Thanh, được Pháp khôi phục quyền cai trị vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà, cho phép cha truyền con nối.
Được sự hỗ trợ của Pháp, Đèo Văn Long lên nắm quyền cai trị thay cha, ra sức vơ vét của cải, buôn bán thuốc phiện, lâm thổ sản, hàng hoá, tổ chức những đoàn thuyền lớn lấy sông Đà làm tuyến giao thông chính giao thương với vùng đồng bằng sông Hồng, trở thành người giàu có nhất vùng.
Dinh thự Đèo Văn Long được xây dựng tại nơi 3 con sông gặp nhau, một vị trí hiểm yếu, sau lưng là núi cao trước mặt là sông rộng, ở vị trí yết hầu đó có thể khống chế được con đường lên Phong Thổ, Sa Pa, Mường Tè và xuôi về Hoà Bình cũng như qua ngả Điện Biên sang Lào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đèo Văn Long mang vợ con chạy sang Pháp. Dinh thự của Đèo Văn Long không có người ở, lâu ngày đã bị đổ nát, trở thành phế tích.
< Một phần dinh thự Đèo Văn Long ngày nay được làm trường học.
Những gì còn sót lại cho thấy kiến trúc của khu nhà là kết hợp giữa kiến trúc nhà sàn của người Thái với kiến trúc của người Pháp. Khu nhà chính được xây hai tầng bằng gạch đỏ, sàn gỗ, xung quanh ngôi nhà chính là những khu nhà nhỏ dành cho người ở và binh lính, xung quanh là tường bao xây bằng gạch và đá dày trên 40cm, có nhiều lỗ châu mai, cao trên 3m. Trước khu nhà có sân rộng để múa xoè khi tổ chức tiệc tùng. Mái lợp ngói tách ra từ những phiến đá, người dân gọi là đá giấy, lúc mới tách đá mềm có thể dùng dao cắt được, nhưng khi gặp nắng đá trở nên cứng như sành.
Trước đây, tỉnh Lai Châu có dự kiến trùng tu dinh thự Đèo Văn Long, nhưng khi triển khai công trình thuỷ điện Sơn La, thì toàn bộ khu dinh thự Đèo Văn Long sẽ bị ngập dưới lòng hồ. Sau tháng 10/2010, khi nước hồ Sơn La dâng thì toàn bộ khu dinh thự của ông “vua Thái” đều nằm dưới thủy cung.
Du lịch, GO! - Theo Nông Nghiệp VN, internet
Trải nghiệm Pù Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa trù phú và bản làng êm ả. Những cánh rừng nguyên sinh tại Pù Luông còn được bảo quản khá tốt với những thảm thực vật phong phú, có rất nhiều cây cổ thụ to.
Đỉnh Pù Luông cao 1.700 mét vời vợi mây trời nằm trên xã Thành Sơn. Bên cạnh là rừng Kim Giao rộng lớn, sâu trong núi có loài vọoc quần đùi trắng sinh sống -một loại động vật có tên trong Sách Đỏ ở Việt Nam.
Ở Pù Luông, dù đi theo bất kỳ cung đường nào thì hình ảnh ấn tượng nhất luôn là những mảng màu rực rỡ của cánh đồng, ở giữa là những con đường đất đỏ vạch ngoằn ngoèo. Lúa chen với đá nhấp nhô trên sườn núi, nhà chen với cau cọ. Nếu đi Pù Luông đúng mùa gặt, sẽ vui lây với niềm vui kĩu kịt quang gánh đưa thóc về của bà con.
Lúa ở Pù luông không gieo trồng cùng một thời điểm nên con đường mang rất nhiều cung bậc, lúa vào đòng đang xanh thì con gái, lốm đốm vàng như buổi chiều nhạt nắng, óng ả chín vàng rực cả khoảng trời, lác đác có những thửa ruộng đã gặt chỉ còn trơ cuống rạ, lộ ra khoảng đất nâu ẩm ướt.
Đường đi (chỉ mang tính chất tham khảo):
- Các cung đường dành cho trekking bao gồm: đoạn Kho Mường – Phố Đoàn là cung đẹp nhất, dài khoảng 10km, đường mòn nhỏ quanh co men theo sườn núi, tầm nhìn hùng vĩ và hoang dã, thi thoảng lại có vài con suối cắt ngang đường. Buổi sớm, sương bay la đà trên các thung lũng, mặt trời lấp ló đỉnh núi, gió se se lạnh luồn qua các tán cây. Nếu đi đúng phiên chợ Phố Đoàn (họp vào thứ năm và chủ nhật) sẽ gặp người Thái, người Mường đi chợ phiên đông như mắc cửi, váy áo chen với nón tơi, giao thương tấp nập.
- Bạn cũng có thể đi theo cung đường khác là đoạn Phố Đoàn đi bản Trình, bản Hin, bản Nủa thuộc xã Lũng Cao. Cung này đường thấp, bằng phẳng và có thể chạy xe máy nếu muốn. Bản nào cũng có một vài nhà nghỉ sinh thái phục vụ. Hoa nở ven cổng nhà, dọc bờ rào, đầy các lối đi, tràn căng sức sống.
- Có thể bắt đầu chuyến đi từ bản Đuổm, bản Hang, bản Eo Kến hoặc ngã ba Pà Khà, Kho Mường để tới các bản nằm sâu hơn trong núi cao. Những bản làng dựa lưng vào núi, dựa vào những đồi cọ xanh mướt và nhìn xuống thảm thung lũng lúa mượt như nhung ngay dưới chân nhà.
- Cũng có thêm một lựa chọn thú vị từ Phố Đoàn là đi trekking khoảng 8km để tới bản Eo Điếu thuộc xã Cổ Lũng. Đường đi vào Eo Điếu rất dốc, núi đá lô nhô, xuyên qua rừng luồng. Những cây cầu bằng tre mỏng tang bắc ngang dòng chông chênh lắt lẻo, đặc biệt có nhiều cọn nước nằm ven suối nom rất thanh bình và êm dịu. Bản nằm trên núi rất cao, nếu đi vào cuối thu sẽ gặp rất nhiều hoa trạng nguyên đỏ thắm.
- Từ bản Nủa nếu có nhiều thời gian, dân trekking sẽ tiếp tục đi sâu hơn đến bản Cao Hoong và bản Kít, là hai bản đẹp nhất ở Pù Luông với những mái nhà sàn nằm chênh vênh trên sườn núi, lẫn trong cau cọ, giữa núi rừng nguyên sơ và hoang dại. Từ Kho Mường cũng có đường tới bản Nủa mất độ hai giờ đồng hồ đi bộ.
- Một cung đường khác hay được dân đi trekking truyền khẩu là đoạn Phố Đoàn đi bản Trình, bản Hin, bản Nủa thuộc xã Lũng Cao. Cung này đường thấp, bằng phẳng và có thể chạy xe máy nếu muốn. Bản nào cũng có một vài nhà nghỉ sinh thái phục vụ.
Nhắc đến Pù Luông, với cả những người đã biết và chưa biết, chắc hẳn thứ đầu tiên mọi người nghĩ đến sẽ là những thửa ruộng bậc thang, những cánh đồng lúa trải dài trên những con đường,
Dọc khắp các bản làng, thôn xóm. Không thực sự tráng lệ như Mù Cang Chải hay Tú Lệ, không ngút ngàn tầm mắt như Y Tý hay Sapa…nhưng ruộng bậc thang Pù Luông vẫn toát lên vẻ đẹp đặc trưng vốn có của miền Tây Thanh Hóa.. đó là hình ảnh những thửa ruộng gắn với những con suối uốn lượn, những lũy tre, những cái đập tràn, những mái nhà sàn, những cây cầu tre lắc lẻo và cả những con quay nước…
Nhưng điều ấn tượng nhất của tôi về Pù Luông lại không fải là những thửa ruộng bậc thang. Hai năm, 2 lần đến Pù Luông, điều thực sự khiến tôi cảm thấy thích thú với Pù Luông, đơn giản chỉ là những con đường đất - cũng bởi, chỉ những con đường đất mới cho ta hình dáng thật sự của một làng quê. Và với tôi, theo định nghĩa đó, làng quê này đang dần bị mất đi...
Du lịch, GO! - Theo Tuankid, internet
Đỉnh Pù Luông cao 1.700 mét vời vợi mây trời nằm trên xã Thành Sơn. Bên cạnh là rừng Kim Giao rộng lớn, sâu trong núi có loài vọoc quần đùi trắng sinh sống -một loại động vật có tên trong Sách Đỏ ở Việt Nam.
Ở Pù Luông, dù đi theo bất kỳ cung đường nào thì hình ảnh ấn tượng nhất luôn là những mảng màu rực rỡ của cánh đồng, ở giữa là những con đường đất đỏ vạch ngoằn ngoèo. Lúa chen với đá nhấp nhô trên sườn núi, nhà chen với cau cọ. Nếu đi Pù Luông đúng mùa gặt, sẽ vui lây với niềm vui kĩu kịt quang gánh đưa thóc về của bà con.
Lúa ở Pù luông không gieo trồng cùng một thời điểm nên con đường mang rất nhiều cung bậc, lúa vào đòng đang xanh thì con gái, lốm đốm vàng như buổi chiều nhạt nắng, óng ả chín vàng rực cả khoảng trời, lác đác có những thửa ruộng đã gặt chỉ còn trơ cuống rạ, lộ ra khoảng đất nâu ẩm ướt.
Đường đi (chỉ mang tính chất tham khảo):
- Các cung đường dành cho trekking bao gồm: đoạn Kho Mường – Phố Đoàn là cung đẹp nhất, dài khoảng 10km, đường mòn nhỏ quanh co men theo sườn núi, tầm nhìn hùng vĩ và hoang dã, thi thoảng lại có vài con suối cắt ngang đường. Buổi sớm, sương bay la đà trên các thung lũng, mặt trời lấp ló đỉnh núi, gió se se lạnh luồn qua các tán cây. Nếu đi đúng phiên chợ Phố Đoàn (họp vào thứ năm và chủ nhật) sẽ gặp người Thái, người Mường đi chợ phiên đông như mắc cửi, váy áo chen với nón tơi, giao thương tấp nập.
- Bạn cũng có thể đi theo cung đường khác là đoạn Phố Đoàn đi bản Trình, bản Hin, bản Nủa thuộc xã Lũng Cao. Cung này đường thấp, bằng phẳng và có thể chạy xe máy nếu muốn. Bản nào cũng có một vài nhà nghỉ sinh thái phục vụ. Hoa nở ven cổng nhà, dọc bờ rào, đầy các lối đi, tràn căng sức sống.
- Có thể bắt đầu chuyến đi từ bản Đuổm, bản Hang, bản Eo Kến hoặc ngã ba Pà Khà, Kho Mường để tới các bản nằm sâu hơn trong núi cao. Những bản làng dựa lưng vào núi, dựa vào những đồi cọ xanh mướt và nhìn xuống thảm thung lũng lúa mượt như nhung ngay dưới chân nhà.
- Cũng có thêm một lựa chọn thú vị từ Phố Đoàn là đi trekking khoảng 8km để tới bản Eo Điếu thuộc xã Cổ Lũng. Đường đi vào Eo Điếu rất dốc, núi đá lô nhô, xuyên qua rừng luồng. Những cây cầu bằng tre mỏng tang bắc ngang dòng chông chênh lắt lẻo, đặc biệt có nhiều cọn nước nằm ven suối nom rất thanh bình và êm dịu. Bản nằm trên núi rất cao, nếu đi vào cuối thu sẽ gặp rất nhiều hoa trạng nguyên đỏ thắm.
- Từ bản Nủa nếu có nhiều thời gian, dân trekking sẽ tiếp tục đi sâu hơn đến bản Cao Hoong và bản Kít, là hai bản đẹp nhất ở Pù Luông với những mái nhà sàn nằm chênh vênh trên sườn núi, lẫn trong cau cọ, giữa núi rừng nguyên sơ và hoang dại. Từ Kho Mường cũng có đường tới bản Nủa mất độ hai giờ đồng hồ đi bộ.
- Một cung đường khác hay được dân đi trekking truyền khẩu là đoạn Phố Đoàn đi bản Trình, bản Hin, bản Nủa thuộc xã Lũng Cao. Cung này đường thấp, bằng phẳng và có thể chạy xe máy nếu muốn. Bản nào cũng có một vài nhà nghỉ sinh thái phục vụ.
Nhắc đến Pù Luông, với cả những người đã biết và chưa biết, chắc hẳn thứ đầu tiên mọi người nghĩ đến sẽ là những thửa ruộng bậc thang, những cánh đồng lúa trải dài trên những con đường,
Dọc khắp các bản làng, thôn xóm. Không thực sự tráng lệ như Mù Cang Chải hay Tú Lệ, không ngút ngàn tầm mắt như Y Tý hay Sapa…nhưng ruộng bậc thang Pù Luông vẫn toát lên vẻ đẹp đặc trưng vốn có của miền Tây Thanh Hóa.. đó là hình ảnh những thửa ruộng gắn với những con suối uốn lượn, những lũy tre, những cái đập tràn, những mái nhà sàn, những cây cầu tre lắc lẻo và cả những con quay nước…
Nhưng điều ấn tượng nhất của tôi về Pù Luông lại không fải là những thửa ruộng bậc thang. Hai năm, 2 lần đến Pù Luông, điều thực sự khiến tôi cảm thấy thích thú với Pù Luông, đơn giản chỉ là những con đường đất - cũng bởi, chỉ những con đường đất mới cho ta hình dáng thật sự của một làng quê. Và với tôi, theo định nghĩa đó, làng quê này đang dần bị mất đi...
Du lịch, GO! - Theo Tuankid, internet
Ẩn số 'đá xếp chồng' ở Ghềnh Đá Đĩa
Nhắc đến du lịch Phú Yên, không ai không nhắc đến ghềnh Đá Đĩa - địa điểm du lịch độc đáo với các trụ đá xếp dựng đứng như những chiếc đĩa vô cùng lạ mắt và có thể nói là có một không hai ở Việt Nam.
^ Ghềnh Đá Đĩa có cấu tạo khá độc đáo về địa chất, gồm một tập hợp các cột đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng biển.
Ghềnh Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 40km. Đá ở đây dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa.
Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở Ghềnh Đá Đĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách nay khoảng gần 200 triệu năm.
Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc.
< Bãi đã trải rộng san sát nhau cùng một màu đen.
Ghềnh Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất 50 mét; nơi dài nhất 200 mét. Từ trên cao nhìn xuống trông giống như một tổ ông khổng lồ vì kết cấu lạ mắt của các dãy đá.
< Trụ thì thẳng đứng, trụ lại nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng nhìn như chồng đĩa nên có tên gọi là ghềnh Đá Đĩa.
Theo các bậc tam cấp tự nhiên do đá tạo nên, du khách xuống tận chân đá đĩa để tận mắt thấy sự tạo hoá của thiên nhiên làm nên một công trình nghệ thuật mà cứ như chính bàn tay con người tạo ra.
< Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Đến với danh thắng này, nhiều người đều liên tưởng đến những hình thù được làm bằng đá ở đảo Phục Sinh - Chile hay Cánh đồng Chum - Lào, khác nhau là những công trình đá trên do chính bàn tay con người tạo ra và đến nay nó vẫn đang là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu.
Du lịch, GO! - Theo Datviet
^ Ghềnh Đá Đĩa có cấu tạo khá độc đáo về địa chất, gồm một tập hợp các cột đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng biển.
Ghềnh Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hoà khoảng 40km. Đá ở đây dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau nên mới có tên gọi là gành Đá Đĩa.
Theo kết quả nghiên cứu địa chất, đá ở Ghềnh Đá Đĩa là loại đá bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách nay khoảng gần 200 triệu năm.
Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, đồng thời xảy ra hiện tượng ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc.
< Bãi đã trải rộng san sát nhau cùng một màu đen.
Ghềnh Đá Đĩa có diện tích khoảng 2 km vuông, chỗ hẹp nhất 50 mét; nơi dài nhất 200 mét. Từ trên cao nhìn xuống trông giống như một tổ ông khổng lồ vì kết cấu lạ mắt của các dãy đá.
< Trụ thì thẳng đứng, trụ lại nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng nhìn như chồng đĩa nên có tên gọi là ghềnh Đá Đĩa.
Theo các bậc tam cấp tự nhiên do đá tạo nên, du khách xuống tận chân đá đĩa để tận mắt thấy sự tạo hoá của thiên nhiên làm nên một công trình nghệ thuật mà cứ như chính bàn tay con người tạo ra.
< Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
Đến với danh thắng này, nhiều người đều liên tưởng đến những hình thù được làm bằng đá ở đảo Phục Sinh - Chile hay Cánh đồng Chum - Lào, khác nhau là những công trình đá trên do chính bàn tay con người tạo ra và đến nay nó vẫn đang là một ẩn số đối với các nhà nghiên cứu.
Du lịch, GO! - Theo Datviet
Tuyệt tác núi lửa trên đảo Lý Sơn
Những khối nham thạch đa dạng, một miệng núi hình lòng chảo rộng mênh mông, chung quanh là triền dốc cao thoai thoải tựa đấu trường khổng lổ thời La Mã... là vết tích núi lửa để lại trên đảo Lý Sơn ngày nay.
< Miệng núi lửa trên đỉnh Giếng Tiên, tựa đấu trường khổng lổ thời La Mã.
Từ cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi, sau gần một giờ đồng hồ vượt biển, chúng tôi đặt chân tới Lý Sơn. Núi cao sừng sững, xóm làng yên tỉnh bên bờ biển trong xanh, lặng nhìn thấy đáy và những cơn gió mát lạnh thổi lên từng hồi đã làm dịu bớt sự oi bức của nắng hè.
< Tượng phật Bà dưới chân núi Giếng Tiên, thắng cảnh bậc nhất ở Lý Sơn.
Xa xưa, Lý Sơn là điểm tập kết của những trai tráng khỏe mạnh ở khắp mọi nơi theo lệnh các triều đại phong kiến nhà Nguyễn hàng năm lập đội quân Hoàng Sa gồm 70 xuất.
Cứ tháng 2 âm lịch, đội quân nhận lệnh ra tận Hoàng Sa, Trường Sa canh giữ, đồng thời khai thác hải vật mang về nộp cho triều đình. Dần dần mới lấy người An Vĩnh, An Hải sung vào làm lực lượng chủ lực.
< Bình minh trên đảo Lý Sơn nhìn từ đỉnh núi Thới Lới.
Vào ngày xuất binh, mỗi người lính - ngoài trang bị vũ khí, lương thực - còn được làng xã, người thân sắm 2 chiếc chiếu, 7 sợi dây mây, 7 thanh tre và một thẻ bài ghi tên tuổi, quê hương, đơn vị... để hàng ngày sử dụng trải nằm nghỉ ngơi. Nếu chẳng may chết vì ốm bệnh, đói lạnh, thì dùng chiếu để bó chôn. Mà khi đã ra đi thì hầu hết đều bỏ mình, nên hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch, làng xã tiến hành lễ cúng (Khao Lề) thế lính Hoàng Sa.
< Cổng trời hình thành từ dòng nham thạch trong núi lửa tuôn trào và được mài giũa bởi gió, biển theo thời gian năm tháng.
Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn.
Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây.
Theo trục đường xuyên đảo về phía Tây, chúng tôi đến tượng Phật Bà Chùa Đục dưới chân núi Giếng Tiền, leo tiếp 200 bậc thang thì tới đỉnh núi lửa đã tắt lâu năm. Cho đến tận bây giờ không tài liệu nào cho biết thời kỳ núi lửa hoạt động. Song, vết tích chưa kịp phân hủy của nó đã để lại kết quả rất ngoạn mục: những khối nham thạch mang nhiều hình dạng, một miệng núi hình lòng chảo rộng mênh mông, chung quanh là triền dốc cao thoai thoải tựa đấu trường khổng lổ thời La Mã.
< Một góc đảo Bé.
Thời khắc bình minh trên Lý Sơn là cảnh đẹp tráng lệ, đầy sức hấp dẫn. Tuy nhiên, muốn chiêm ngưỡng mặt trời xuất hiện đúng lúc ở biển Đông phải mất nhiều công sức. Chúng tôi phải rời thị trấn lúc 4 giờ 30 sáng, rồi cưỡi xe máy vượt nhiều con dốc dài dựng đứng để lên đỉnh núi Thới Lới, vừa kịp mặt trời như khối cầu lửa trồi từ từ lên khỏi mặt biển, lan tỏa sắc màu đỏ càng lúc càng rạng rỡ.
< Bãi Hang, một trong những bãi tắm trên đảo Bé còn đậm nét hoang dã.
Đặc biệt, núi Thới Lới có 2 miệng núi lửa rộng lớn và chung quanh nó hiện vẫn còn tồn tại nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm ngổn ngang do núi lửa phun trào xưa kia.
Cùng với núi đảo, Lý Sơn còn nổi tiếng bởi những công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo đã được công nhận di tích quốc gia như Âm Linh Tự và mộ lính Hoàng Sa được xây dựng thế kỷ XVII, là nơi thờ tự đội hùng binh Hoàng Sa; cụm di tích Đình Làng An Hải xây dựng năm Minh Mạng nguyên niên (1820) - một công trình kiến trúc lâu đời nhất còn được giữ gìn trên đảo; di tích Chùa Hang dưới chân núi Thới Lới được con người tạo nên cách đây 400 năm, bằng chứng cụ thể về quá trình khai phá và xây dựng đảo của người Đại Việt.
< Bãi Hang trên đảo Bé cảnh vật thật tuyệt vời.
Ngày cuối cùng, tôi theo thuyền chợ qua đảo Bé thuộc xã An Bình, cách 7 km về hướng Bắc. Khác với Lý Sơn, địa hình núi non dàn trãi đan xen vùng đồng bằng còn đảo Bé toàn là đồi thấp nên không thể có mạch nước ngầm.
< Ruộng bậc thang trồng tỏi trên đảo bé gợi nhớ ruộng bậc thang trên Tây Bắc.
Con đường xuyên đảo dẫn ra những bãi tắm cuối thôn xóm cho chúng tôi một góc nhìn hoàn toàn khác về đảo Bé. Vùng đất khô hạn này lại nằm lọt thỏm giữa những rặng dừa xanh muớt, chốc chốc theo gió đong đưa trong buổi trưa hè rực nắng đã khiến khách phương xa không tránh khỏi ngẩn ngơ, rung động.
< Chiều về, thủy triều xuống. Sau khi lượm ốc, bắt nhum trên bãi cạn trẻ em giúp bố mẹ lấy muỗng vớt thịt và gạch con nhum để kịp sáng mai mang ra chợ bán.
Một thế giới ghềnh đá xù xì, đen bóng, được hình thành từ dòng nham thạch trong núi lửa tuôn trào rồi rắn lại giăng khắp bờ cát trắng tinh nằm thoai thoải như hòa lẫn với màu xanh của đại dương.
Còn trên biển mấy chiếc thuyền thúng đang quây lưới chặn bắt đàn cá cơm làm tung nước trắng xóa. Tất cả đã tạo lên bức tranh tuyệt tác vừa sinh động lại rất thanh bình, vừa hoành tráng lại quá lãng mạn mơ màng.
Du Lịch, GO! - Theo Vietnamnet
< Miệng núi lửa trên đỉnh Giếng Tiên, tựa đấu trường khổng lổ thời La Mã.
Từ cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi, sau gần một giờ đồng hồ vượt biển, chúng tôi đặt chân tới Lý Sơn. Núi cao sừng sững, xóm làng yên tỉnh bên bờ biển trong xanh, lặng nhìn thấy đáy và những cơn gió mát lạnh thổi lên từng hồi đã làm dịu bớt sự oi bức của nắng hè.
< Tượng phật Bà dưới chân núi Giếng Tiên, thắng cảnh bậc nhất ở Lý Sơn.
Xa xưa, Lý Sơn là điểm tập kết của những trai tráng khỏe mạnh ở khắp mọi nơi theo lệnh các triều đại phong kiến nhà Nguyễn hàng năm lập đội quân Hoàng Sa gồm 70 xuất.
Cứ tháng 2 âm lịch, đội quân nhận lệnh ra tận Hoàng Sa, Trường Sa canh giữ, đồng thời khai thác hải vật mang về nộp cho triều đình. Dần dần mới lấy người An Vĩnh, An Hải sung vào làm lực lượng chủ lực.
< Bình minh trên đảo Lý Sơn nhìn từ đỉnh núi Thới Lới.
Vào ngày xuất binh, mỗi người lính - ngoài trang bị vũ khí, lương thực - còn được làng xã, người thân sắm 2 chiếc chiếu, 7 sợi dây mây, 7 thanh tre và một thẻ bài ghi tên tuổi, quê hương, đơn vị... để hàng ngày sử dụng trải nằm nghỉ ngơi. Nếu chẳng may chết vì ốm bệnh, đói lạnh, thì dùng chiếu để bó chôn. Mà khi đã ra đi thì hầu hết đều bỏ mình, nên hàng năm vào ngày 20 tháng 2 âm lịch, làng xã tiến hành lễ cúng (Khao Lề) thế lính Hoàng Sa.
< Cổng trời hình thành từ dòng nham thạch trong núi lửa tuôn trào và được mài giũa bởi gió, biển theo thời gian năm tháng.
Hoàng Sa lắm đảo nhiều cồn.
Chiếc chiếu bó tròn mấy sợi dây mây.
Theo trục đường xuyên đảo về phía Tây, chúng tôi đến tượng Phật Bà Chùa Đục dưới chân núi Giếng Tiền, leo tiếp 200 bậc thang thì tới đỉnh núi lửa đã tắt lâu năm. Cho đến tận bây giờ không tài liệu nào cho biết thời kỳ núi lửa hoạt động. Song, vết tích chưa kịp phân hủy của nó đã để lại kết quả rất ngoạn mục: những khối nham thạch mang nhiều hình dạng, một miệng núi hình lòng chảo rộng mênh mông, chung quanh là triền dốc cao thoai thoải tựa đấu trường khổng lổ thời La Mã.
< Một góc đảo Bé.
Thời khắc bình minh trên Lý Sơn là cảnh đẹp tráng lệ, đầy sức hấp dẫn. Tuy nhiên, muốn chiêm ngưỡng mặt trời xuất hiện đúng lúc ở biển Đông phải mất nhiều công sức. Chúng tôi phải rời thị trấn lúc 4 giờ 30 sáng, rồi cưỡi xe máy vượt nhiều con dốc dài dựng đứng để lên đỉnh núi Thới Lới, vừa kịp mặt trời như khối cầu lửa trồi từ từ lên khỏi mặt biển, lan tỏa sắc màu đỏ càng lúc càng rạng rỡ.
< Bãi Hang, một trong những bãi tắm trên đảo Bé còn đậm nét hoang dã.
Đặc biệt, núi Thới Lới có 2 miệng núi lửa rộng lớn và chung quanh nó hiện vẫn còn tồn tại nhiều tảng đá lớn nhỏ nằm ngổn ngang do núi lửa phun trào xưa kia.
Cùng với núi đảo, Lý Sơn còn nổi tiếng bởi những công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo đã được công nhận di tích quốc gia như Âm Linh Tự và mộ lính Hoàng Sa được xây dựng thế kỷ XVII, là nơi thờ tự đội hùng binh Hoàng Sa; cụm di tích Đình Làng An Hải xây dựng năm Minh Mạng nguyên niên (1820) - một công trình kiến trúc lâu đời nhất còn được giữ gìn trên đảo; di tích Chùa Hang dưới chân núi Thới Lới được con người tạo nên cách đây 400 năm, bằng chứng cụ thể về quá trình khai phá và xây dựng đảo của người Đại Việt.
< Bãi Hang trên đảo Bé cảnh vật thật tuyệt vời.
Ngày cuối cùng, tôi theo thuyền chợ qua đảo Bé thuộc xã An Bình, cách 7 km về hướng Bắc. Khác với Lý Sơn, địa hình núi non dàn trãi đan xen vùng đồng bằng còn đảo Bé toàn là đồi thấp nên không thể có mạch nước ngầm.
< Ruộng bậc thang trồng tỏi trên đảo bé gợi nhớ ruộng bậc thang trên Tây Bắc.
Con đường xuyên đảo dẫn ra những bãi tắm cuối thôn xóm cho chúng tôi một góc nhìn hoàn toàn khác về đảo Bé. Vùng đất khô hạn này lại nằm lọt thỏm giữa những rặng dừa xanh muớt, chốc chốc theo gió đong đưa trong buổi trưa hè rực nắng đã khiến khách phương xa không tránh khỏi ngẩn ngơ, rung động.
< Chiều về, thủy triều xuống. Sau khi lượm ốc, bắt nhum trên bãi cạn trẻ em giúp bố mẹ lấy muỗng vớt thịt và gạch con nhum để kịp sáng mai mang ra chợ bán.
Một thế giới ghềnh đá xù xì, đen bóng, được hình thành từ dòng nham thạch trong núi lửa tuôn trào rồi rắn lại giăng khắp bờ cát trắng tinh nằm thoai thoải như hòa lẫn với màu xanh của đại dương.
Còn trên biển mấy chiếc thuyền thúng đang quây lưới chặn bắt đàn cá cơm làm tung nước trắng xóa. Tất cả đã tạo lên bức tranh tuyệt tác vừa sinh động lại rất thanh bình, vừa hoành tráng lại quá lãng mạn mơ màng.
Du Lịch, GO! - Theo Vietnamnet
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011
Trên đỉnh Lũng Vân
"Đi quá chợ Lồ một tí, quẹo trái tìm vào Địch Giáo là thấy con đèo cao, đường lên xứ tiên ấy". Người bạn ở Hoà Bình nhắn tin chỉ đường là vậy. Nhưng phải trở đầu, trở đuôi năm bảy lượt mới tìm thấy con đèo cao ngất mà người bản địa gọi là dốc Mùn.
Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được bao bọc bởi những ngọn núi Pó, núi Trâu, núi Tiên, sớm tối mây phủ trắng như trong xứ thần tiên huyền ảo.
Cái tên Lũng Vân hẳn còn xa lạ với nhiều người. Một phần bởi nó nằm sâu bên trục đường Hòa Bình - Mộc Châu, cánh dân "phượt" thường ít để ý. Đường tới Lũng Vân lại vô cùng hiểm trở với những đèo dốc liên tiếp dài 13km là thử thách trêu gan những người không ưa mạo hiểm. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ít người biết về Lũng Vân - thung lũng mây, còn được mệnh danh là nóc nhà của xứ Mường Bi.
Anh lái xe người xứ biển kỳ quan Hạ Long cứ xuýt xoa: "Đẹp quá, cứ như tiên cảnh ấy!". Mà đẹp thật, con đèo cứ uốn lượn trong mây trắng, bên dưới là những bản Mường ẩn hiện như trong tranh. Những con suối như lụa nhẹ nhàng trôi trong mây. Ở chợ Lồ oi nồng là thế, vậy mà lên dốc Mùn trời se lạnh như xứ ôn đới.
Lên đến đỉnh dốc ở độ cao nghìn mét, dưới chân đã là biển mây trắng ngần - xứ tiên có khác. Đó cũng là lý do để chúng tôi vác balô, bắt đầu hành trình chinh phục và khám phá nơi này dịp cuối tuần.
Khởi hành từ Hà Nội lúc 15g, 6 người chúng tôi với 3 xe máy nối đuôi nhau theo quốc lộ 6 đi Hòa Bình. Gần 3 giờ chạy xe, nhóm đặt chân đến địa phận Mường Khến, Tân Lạc. Tấm bảng chỉ dẫn đi Lũng Vân nằm bên rìa trái ngã ba đường.
Tên gọi xứ này là Lũng Vân (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), nhưng nếu gọi Thung Mây cũng không sai, bởi đều cùng có nghĩa là thung lũng mây trắng. Cái thung lũng kỳ diệu nằm ở độ cao hơn 1.200 mét được bao bọc bởi những ngọn núi Trâu, núi Pó, núi Tiên lung linh huyền ảo. Nhưng xứ này còn có một cái tên khác ít người biết, đó là Mường Chậm, một Mường xưa nằm giữa xứ Mường Bi - một trong bốn xứ Mường cổ xưa nhất với "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động".
Trời ngả về chiều, hoàng hôn ửng hồng đổ xuống những dãy núi cao. Ba chiếc xe liên tục vít ga qua những con dốc thẳng đứng, quanh co theo sườn núi. Chốc chốc, đi được một đoạn, cả bọn lại dừng xe chụp ảnh, ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang cùng nếp nhà sàn nhỏ xinh chìm trong màn sương chiều và núi rừng.
Gần 19g thì đặt chân đến xóm Bách. May mắn được trưởng văn hóa xã Hà Văn Tuấn chào đón với ấm trà từ lá cây rừng, một đặc sản của người Mường. Trong căn nhà sàn rộng, ánh điện tù mù, ông Tuấn lần lượt hỏi thăm và hồ hởi kể cho chúng tôi nghe đủ chuyện về Lũng Vân.
Vẫn mang đặc trưng của bản Mường ở giữa những thung lũng có nguồn sông, nguồn suối, nhưng cái làm nên nét riêng biệt của Lũng Vân là thung lũng nằm trên mây – có lẽ đây là xứ Mường cao nhất của những xứ Mường Hoà Bình. Truyền thuyết tạo nên xứ Mường trong mây là một câu chuyện buồn của một cuộc trốn chạy quan lang ngày xưa, nhưng với người địa phương thì đó là một xứ thần tiên mà những cư dân nơi này đa phần đều được ân hưởng "tuổi giời": "Cứ như tiên cảnh đấy anh ạ, lại không lo nghĩ, lo ăn, nên thọ lắm".
Lũng Vân chỉ có 400 bếp nhà sàn, nhưng các cụ được hưởng "tuổi giời" sống đến trăm tuổi thì có đến hàng chục cụ, còn tuổi "son son" 80, 90 thì không thể nhớ hết. Các cụ không sống tập trung ở bản nào, mà trải đều ra cả 12 bản làng trong thung lũng.
Chuyện thời tiết quanh năm không cần dùng quạt mà cứ 23g phải đem chăn bông ra đắp, chuyện về phiên chợ Lũng Vân chỉ họp vào thứ 3 hằng tuần, chuyện điện về xã cách đây 4-5 năm… Cuộc chuyện trò cứ nối tiếp và chỉ kết thúc khi màn đêm đã ken đặc và ai nấy đều cảm thấy lạnh buốt.
Sáng sớm hôm sau, được sự chỉ dẫn của trưởng văn hóa xã, chúng tôi bước vào hành trình mới: khám phá Bắc Sơn, nơi cao nhất ở thung lũng Tân Lạc vẫn còn nguyên sơ, địa hình hiểm trở. Quả thật, đường đến Bắc Sơn chỉ 7km nhưng có những khúc cua tay áo rợn người, dốc cao hun hút. 2km đường cuối cùng còn chưa được rải nhựa, lởm chởm đá tai mèo cùng đất cát.
Ấn tượng nhất ở đây là những thửa ruộng bậc thang đẹp không kém Sa Pa. Đứng trên con dốc cao còn thấy những áng mây trắng bồng bềnh trên những ngọn núi mà cứ ngỡ chỉ với thêm một sải tay sẽ chạm tới trời. Dừng chân ở bản cuối cùng của Bắc Sơn, chúng tôi còn bắt gặp những phụ nữ Mường đang gùi củi theo một hàng dài.
Trên lưng và đôi má còn ướt đẫm mồ hôi, các chị nở nụ cười tươi rói, nhiệt tình kể cho chúng tôi nghe cuộc sống khó khăn ở Bắc Sơn, chuyện gùi củi, gùi bắp nặng 20-50kg vẫn băng băng trên quãng đường rừng dài hàng chục kilômet, chuyện đi từ Bắc Sơn có thể sang đất Thanh Hóa, Mai Châu. Thỉnh thoảng, lũ trẻ con trong xóm lại xúm xít vây quanh, lạ lẫm nhìn và tạo dáng trước ống kính máy ảnh…
Buổi chiều ở Lũng Vân, cả nhóm tìm đến hai “địa chỉ văn hóa” được người dân mách bảo. Đó là thầy mo Bùi Văn Kình, 89 tuổi và Bùi Văn Tâm, 86 tuổi - hai người có công giữ “hồn” xứ Mường. Các cụ tuổi đều đã cao nhưng tinh thần còn mẫn tiệp, say sưa kể về những nghi lễ, vật dụng cúng mo Mường.
Nhờ câu chuyện của hai cụ mà mọi người có dịp hiểu thêm về tục cúng tang ma độc đáo của người Mường, càng trân trọng hơn những giá trị văn hóa trong pho sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”… Và một điều bất ngờ nhất mà tôi được biết là cụ Kình từng rời thung lũng mây ngàn tham gia đoàn binh Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng.
Lũng Vân một sáng đẹp trời với gió mát và nắng nhẹ, để mặc cho xe tự bon bon xuống chân núi, cả bọn vẫn thổn thức khi chưa một lần “mắt thấy tai nghe” thung lũng mây như tên gọi. Chỉ đến khi xe đi được nửa quãng đường, từ dốc Mùn bỗng thấy rõ một thung lũng huyền ảo với những áng mây trắng chờn vờn trên khắp các đỉnh núi, bản làng...
Trong khoảnh khắc ấy, những hoài nghi về tên gọi thung lũng mây ngàn mới thật sự xua tan…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTO, Phunu info, internet
Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, Lũng Vân (huyện Tân Lạc, Hòa Bình) được bao bọc bởi những ngọn núi Pó, núi Trâu, núi Tiên, sớm tối mây phủ trắng như trong xứ thần tiên huyền ảo.
Cái tên Lũng Vân hẳn còn xa lạ với nhiều người. Một phần bởi nó nằm sâu bên trục đường Hòa Bình - Mộc Châu, cánh dân "phượt" thường ít để ý. Đường tới Lũng Vân lại vô cùng hiểm trở với những đèo dốc liên tiếp dài 13km là thử thách trêu gan những người không ưa mạo hiểm. Bởi thế, cũng dễ hiểu khi ít người biết về Lũng Vân - thung lũng mây, còn được mệnh danh là nóc nhà của xứ Mường Bi.
Anh lái xe người xứ biển kỳ quan Hạ Long cứ xuýt xoa: "Đẹp quá, cứ như tiên cảnh ấy!". Mà đẹp thật, con đèo cứ uốn lượn trong mây trắng, bên dưới là những bản Mường ẩn hiện như trong tranh. Những con suối như lụa nhẹ nhàng trôi trong mây. Ở chợ Lồ oi nồng là thế, vậy mà lên dốc Mùn trời se lạnh như xứ ôn đới.
Lên đến đỉnh dốc ở độ cao nghìn mét, dưới chân đã là biển mây trắng ngần - xứ tiên có khác. Đó cũng là lý do để chúng tôi vác balô, bắt đầu hành trình chinh phục và khám phá nơi này dịp cuối tuần.
Khởi hành từ Hà Nội lúc 15g, 6 người chúng tôi với 3 xe máy nối đuôi nhau theo quốc lộ 6 đi Hòa Bình. Gần 3 giờ chạy xe, nhóm đặt chân đến địa phận Mường Khến, Tân Lạc. Tấm bảng chỉ dẫn đi Lũng Vân nằm bên rìa trái ngã ba đường.
Tên gọi xứ này là Lũng Vân (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), nhưng nếu gọi Thung Mây cũng không sai, bởi đều cùng có nghĩa là thung lũng mây trắng. Cái thung lũng kỳ diệu nằm ở độ cao hơn 1.200 mét được bao bọc bởi những ngọn núi Trâu, núi Pó, núi Tiên lung linh huyền ảo. Nhưng xứ này còn có một cái tên khác ít người biết, đó là Mường Chậm, một Mường xưa nằm giữa xứ Mường Bi - một trong bốn xứ Mường cổ xưa nhất với "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động".
Trời ngả về chiều, hoàng hôn ửng hồng đổ xuống những dãy núi cao. Ba chiếc xe liên tục vít ga qua những con dốc thẳng đứng, quanh co theo sườn núi. Chốc chốc, đi được một đoạn, cả bọn lại dừng xe chụp ảnh, ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang cùng nếp nhà sàn nhỏ xinh chìm trong màn sương chiều và núi rừng.
Gần 19g thì đặt chân đến xóm Bách. May mắn được trưởng văn hóa xã Hà Văn Tuấn chào đón với ấm trà từ lá cây rừng, một đặc sản của người Mường. Trong căn nhà sàn rộng, ánh điện tù mù, ông Tuấn lần lượt hỏi thăm và hồ hởi kể cho chúng tôi nghe đủ chuyện về Lũng Vân.
Vẫn mang đặc trưng của bản Mường ở giữa những thung lũng có nguồn sông, nguồn suối, nhưng cái làm nên nét riêng biệt của Lũng Vân là thung lũng nằm trên mây – có lẽ đây là xứ Mường cao nhất của những xứ Mường Hoà Bình. Truyền thuyết tạo nên xứ Mường trong mây là một câu chuyện buồn của một cuộc trốn chạy quan lang ngày xưa, nhưng với người địa phương thì đó là một xứ thần tiên mà những cư dân nơi này đa phần đều được ân hưởng "tuổi giời": "Cứ như tiên cảnh đấy anh ạ, lại không lo nghĩ, lo ăn, nên thọ lắm".
Lũng Vân chỉ có 400 bếp nhà sàn, nhưng các cụ được hưởng "tuổi giời" sống đến trăm tuổi thì có đến hàng chục cụ, còn tuổi "son son" 80, 90 thì không thể nhớ hết. Các cụ không sống tập trung ở bản nào, mà trải đều ra cả 12 bản làng trong thung lũng.
Chuyện thời tiết quanh năm không cần dùng quạt mà cứ 23g phải đem chăn bông ra đắp, chuyện về phiên chợ Lũng Vân chỉ họp vào thứ 3 hằng tuần, chuyện điện về xã cách đây 4-5 năm… Cuộc chuyện trò cứ nối tiếp và chỉ kết thúc khi màn đêm đã ken đặc và ai nấy đều cảm thấy lạnh buốt.
Sáng sớm hôm sau, được sự chỉ dẫn của trưởng văn hóa xã, chúng tôi bước vào hành trình mới: khám phá Bắc Sơn, nơi cao nhất ở thung lũng Tân Lạc vẫn còn nguyên sơ, địa hình hiểm trở. Quả thật, đường đến Bắc Sơn chỉ 7km nhưng có những khúc cua tay áo rợn người, dốc cao hun hút. 2km đường cuối cùng còn chưa được rải nhựa, lởm chởm đá tai mèo cùng đất cát.
Ấn tượng nhất ở đây là những thửa ruộng bậc thang đẹp không kém Sa Pa. Đứng trên con dốc cao còn thấy những áng mây trắng bồng bềnh trên những ngọn núi mà cứ ngỡ chỉ với thêm một sải tay sẽ chạm tới trời. Dừng chân ở bản cuối cùng của Bắc Sơn, chúng tôi còn bắt gặp những phụ nữ Mường đang gùi củi theo một hàng dài.
Trên lưng và đôi má còn ướt đẫm mồ hôi, các chị nở nụ cười tươi rói, nhiệt tình kể cho chúng tôi nghe cuộc sống khó khăn ở Bắc Sơn, chuyện gùi củi, gùi bắp nặng 20-50kg vẫn băng băng trên quãng đường rừng dài hàng chục kilômet, chuyện đi từ Bắc Sơn có thể sang đất Thanh Hóa, Mai Châu. Thỉnh thoảng, lũ trẻ con trong xóm lại xúm xít vây quanh, lạ lẫm nhìn và tạo dáng trước ống kính máy ảnh…
Buổi chiều ở Lũng Vân, cả nhóm tìm đến hai “địa chỉ văn hóa” được người dân mách bảo. Đó là thầy mo Bùi Văn Kình, 89 tuổi và Bùi Văn Tâm, 86 tuổi - hai người có công giữ “hồn” xứ Mường. Các cụ tuổi đều đã cao nhưng tinh thần còn mẫn tiệp, say sưa kể về những nghi lễ, vật dụng cúng mo Mường.
Nhờ câu chuyện của hai cụ mà mọi người có dịp hiểu thêm về tục cúng tang ma độc đáo của người Mường, càng trân trọng hơn những giá trị văn hóa trong pho sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”… Và một điều bất ngờ nhất mà tôi được biết là cụ Kình từng rời thung lũng mây ngàn tham gia đoàn binh Tây Tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng.
Lũng Vân một sáng đẹp trời với gió mát và nắng nhẹ, để mặc cho xe tự bon bon xuống chân núi, cả bọn vẫn thổn thức khi chưa một lần “mắt thấy tai nghe” thung lũng mây như tên gọi. Chỉ đến khi xe đi được nửa quãng đường, từ dốc Mùn bỗng thấy rõ một thung lũng huyền ảo với những áng mây trắng chờn vờn trên khắp các đỉnh núi, bản làng...
Trong khoảnh khắc ấy, những hoài nghi về tên gọi thung lũng mây ngàn mới thật sự xua tan…
Du lịch, GO! - Tổng hợp từ TTO, Phunu info, internet
Bảo Lộc mù sương
Chỉ cách 180km (3 giờ ô tô) trên đường đến Đà Lạt, Bảo Lộc là đô thị cao nguyên gần Sài Gòn nhất. Bảo Lộc còn có nhiều cái "nhất" rất dễ nhìn thấy hoặc có thể nhận ra...
Hai chữ Bảo Lộc mới xuất hiện từ năm 1958, khi tỉnh Lâm Đồng thay tên Đồng Nai Thượng. Lúc đó tỉnh Lâm Đồng chỉ có hai huyện là Di Linh và Bảo Lộc. Trung tâm Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ. Địa giới của huyện kéo dài đến dưới chân đèo Chuối, bọc theo thượng nguồn sông Đồng Nai.
Vùng đồi núi, sông suối và trảng cỏ chập chùng này nay chia ra đến 5 đơn vị hành chính. Thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm bao quanh nằm trên cao độ 800 - 900m có cái lạnh dễ chịu, còn ba huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên ở phía dưới chân đèo chỉ cao chừng 200 - 300m nên nắng mưa không khác miền Đông, ban đêm se lạnh, ban ngày oi bức...
Ngày xưa chốn này là xứ B'Lao. Nay B'Lao chỉ là tên của một phường trong thị xã. Nhưng dẫu sao, âm nhẹ "b'lao" đã trở thành tên gọi của một xuất xứ thương hiệu, như trà B'Lao chẳng hạn.
Từng là kinh đô dâu tằm tơ
Bảo Lộc trong một năm có đến 85 ngày phủ sương mù, 300 ngày rải đều trong 12 tháng có mưa. Lên đỉnh đèo B'Lao, mây trắng gần như lan vào trong ngực. Người Pháp thật tinh ý khi chọn vùng cao nguyên nhiệt đới này để thành lập Trường cao đẳng Nông lâm súc đầu tiên - tiền thân của Đại học Nông lâm hôm nay.
Nhờ đó Bảo Lộc trở thành nơi xuất phát của vùng chè, nghề nuôi ong, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa... Sau 1975, Bảo Lộc trở lại làm một huyện (tỉnh lỵ Lâm Đồng đặt tại Đà Lạt), nhưng chính nhờ cây dâu, con tằm mà nhà tầng, phố sá đường nhựa mọc lên đông vui, đến năm 1994 lại trở thành thị xã.
Giám đốc Liên hiệp Dâu tằm tơ đóng tại Bảo Lộc, ông Nguyễn Văn từng đảm nhận chức chủ tịch của Hiệp hội Tơ lụa thế giới nên những năm đầu thập kỷ 90 Bảo Lộc từng đón đủ khách năm châu bốn biển. Nhưng rồi do giá cả thị trường thế giới, tơ Việt Nam không cạnh tranh nổi, đồi dâu hẹp dần. Ông Văn về hưu, lập công ty tư nhân, liên doanh mở nhà máy gia công vô chai rượu vang, rượu mạnh cho hãng rượu Merlot của Đức.
Những dòng thác say lòng người
Ở Bảo Lộc còn có thác Đam B'Ri cao 60m nằm ở phía tây thị xã. Đam B'Ri - tiếng dân tộc Mạ có nghĩa "chờ đợi" - là thắng cảnh đẹp của Tây Nguyên. Sự tích thác đơn sơ và hiền hậu: có đôi trai gái yêu nhau nhưng bất ngờ chàng ra đi không về, nàng lên đỉnh núi chờ đợi, nước mắt hai hàng chảy xuống vực lâu ngày thành ngọn thác. Khu du lịch Đam B'Ri được quy hoạch rộng tới hàng trăm hecta. Cạnh thác chính còn có hồ nước và vườn thú hoang dã. Cách đó không xa, một trảng cỏ bằng phẳng xanh tươi mới được phát hiện. Đó là nơi thơ mộng để đôi tình nhân dắt nhau lên đồi...
Ngoài các di tích thắng cảnh được công nhận, Bảo Lộc còn khá nhiều suối thác hoang vu. Vừa qua khỏi đèo Bảo Lộc là xã Đại Lào có một ngã ba vào núi hướng đông. Giữa thập niên 90, ông Lê Minh Ngọc, một tiến sĩ khoa học xã hội của Đại học Văn Lang từ Sài Gòn lên thám hiểm đã choáng ngợp trước ngọn suối bảy tầng nên đã quyết định làm đơn nhận hơn 50 ha đất bao quanh để làm trang trại, trồng cà phê và cây rừng gần ngọn thác chính.
Vị giảng viên đại học quê miền cố đô cao hứng đến mức đưa luôn một đoàn thợ mộc từ xứ Huế vào, cất một ngôi nhà rường kiểu cung đình hoàn toàn bằng gỗ quý ở trang trại giữa rừng. Ông không kinh doanh du lịch nhưng người từ các nơi nghe tiếng cũng băng đồi vào ghé thăm ngôi nhà rường và ngọn thác...
Những nhân vật ấn tượng
Đất Bảo Lộc tập trung khá nhiều người rất cá tính. Ngay giữa trung tâm phố chính trên đường quốc lộ là hãng trà Trâm Anh khá nổi tiếng vì mở đầu kiểu quảng bá bằng cách trưng bày bàn ghế sạch sẽ sang trọng bên showroom để mời khách đi đường vào uống trà, cà phê miễn phí. Chủ nhân hãng trà, ông Vũ Hùng Anh quê ở một vùng chè miền Bắc, từng học đến năm thứ 4 Đại học Y khoa trước 1975.
Có lẽ vì "nghiệp trà" nên ông đã tự bỏ học về quê hương thứ hai là xứ trà Bảo Lộc phụ gia đình kinh doanh. Ông thuộc làu các nền "văn hoá trà" cũng như cách pha trà, khách quen, đặc biệt liền được ông biểu diễn pha chế. Nhà nghề nói rằng trà Bảo Lộc luôn ngọt hậu và có vị thơm vì nhà chế biến đã sắc bỏ lớp nước chát đầu tiên của lá trà trước khi sấy. Rồi tẩm vào đó hoa sói là loại hoa rất hợp với thổ nhưỡng Bảo Lộc...
Tuyệt đối không dùng hương hoá học.
Lão ông Nguyễn Văn Toàn tuổi ngoài 60 có nhà vườn ở phường Lộc Phát khá nổi tiếng vì sưu tập để đầy nhà nhiều "hàng độc" là đồ dùng, nhạc khí của đồng bào dân tộc. Vài ba ngày ông lại đến sống nơi các buôn làng, cùng ở trần, đóng khố uống rượu ca múa với đồng bào dân tộc ít người.
Anh Võ Hà Lâm vốn là một thợ chụp ảnh ở xứ rừng nhưng khi ngoài tuổi 40 lại nổi máu thích sưu tầm vật lạ, từ khúc cây hoá thạch đến những gốc rễ hình thù quái dị. Nghe chỗ nào có vật lạ là ông mò tới. Năm 2000, có một thợ đá vùng Biên Hoà vô tình chẻ ra viên đá in hình con cá hoá thạch. Bảo tàng tỉnh rồi Đoàn địa chất khoáng sản đều đến tranh giành để "tịch biên" vì viện cớ đây là tài sản Nhà nước.
Người thợ đá kiên quyết không đưa, đem đá về nhà sau khi trả lời không có luật nào quy định viên đá chẻ vốn để dùng lót đường lại phải nộp cho Nhà nước. Báo chí đưa tin ì xèo, nhiều nhà sưu tập đến trả giá cao, anh vẫn không bán.
Vậy mà cuối cùng hai mảnh đá lại vào tay anh Võ Hà Lâm từ miền Bảo Lộc xuống! Một bữa khác đi vào một buôn dân tộc ít người, Lâm tình cờ gặp viên đá tảng hình dáng con rùa lớn ba thước ngang, nặng cỡ 5 tấn. Nơi đây dân làng vẫn thường ra cúng tế mỗi khi vào mùa lễ hội.
Vậy mà không hiểu Lâm nói thế nào mà sau một lễ tiệc, dân cả buôn đồng ý cho mang viên đá rùa về đặt tại sân nhà anh là một quán cà phê ở thị xã Bảo Lộc!
"Mô Phật, mọi việc ở trần gian đều do nhân quả!". Cô ái nữ của hãng trà Đỗ Hữu có pháp danh là Phương Nghiêm thường nói với mọi người như vậy khi có vị tò mò hỏi về những sự việc khó giải thích trên đời. Phát tâm xuất gia lúc ngoài 30, nay ni cô đã qua hơn 10 năm kinh kệ. Tiếp chúng tôi là khách thân từ Sài Gòn lên, khi cao hứng, ni cô vẫn có thể hát lại những bài tình ca nổi tiếng một thời. Tịnh xá của ni cô ở ngay vòng cua đầu thuộc xã Đam B'Ri, trên đường vào thác.
Ni cô Phương Nghiêm giới thiệu nhiều căn biệt thự ẩn mình dưới vườn sầu riêng ven trung tâm thị xã. Nhiều Việt kiều ở châu Âu, châu Mỹ và một số văn nghệ sĩ từ Sài Gòn đã lặng lẽ về đây mua vườn, lập nhà và bố trí người thân ở trông vườn giúp. Vài ba tuần, vài tháng chủ nhân lại xuất hiện, như một cách tĩnh dưỡng.
Chắc không lâu nữa, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt sẽ hình thành. Đường không qua đèo Bảo Lộc hiện tại mà qua hướng huyện Đạ Tẻh lên, chạy theo hướng phía tây trung tâm thị xã hiện nay. Đường rút ngắn nhiều thời gian và người muốn có thể sớm đẫm mình trong sương khói phù vân...
Du lịch, GO! - Theo Blogdulich, internet
Hai chữ Bảo Lộc mới xuất hiện từ năm 1958, khi tỉnh Lâm Đồng thay tên Đồng Nai Thượng. Lúc đó tỉnh Lâm Đồng chỉ có hai huyện là Di Linh và Bảo Lộc. Trung tâm Bảo Lộc được chọn làm tỉnh lỵ. Địa giới của huyện kéo dài đến dưới chân đèo Chuối, bọc theo thượng nguồn sông Đồng Nai.
Vùng đồi núi, sông suối và trảng cỏ chập chùng này nay chia ra đến 5 đơn vị hành chính. Thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm bao quanh nằm trên cao độ 800 - 900m có cái lạnh dễ chịu, còn ba huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên ở phía dưới chân đèo chỉ cao chừng 200 - 300m nên nắng mưa không khác miền Đông, ban đêm se lạnh, ban ngày oi bức...
Ngày xưa chốn này là xứ B'Lao. Nay B'Lao chỉ là tên của một phường trong thị xã. Nhưng dẫu sao, âm nhẹ "b'lao" đã trở thành tên gọi của một xuất xứ thương hiệu, như trà B'Lao chẳng hạn.
Từng là kinh đô dâu tằm tơ
Bảo Lộc trong một năm có đến 85 ngày phủ sương mù, 300 ngày rải đều trong 12 tháng có mưa. Lên đỉnh đèo B'Lao, mây trắng gần như lan vào trong ngực. Người Pháp thật tinh ý khi chọn vùng cao nguyên nhiệt đới này để thành lập Trường cao đẳng Nông lâm súc đầu tiên - tiền thân của Đại học Nông lâm hôm nay.
Nhờ đó Bảo Lộc trở thành nơi xuất phát của vùng chè, nghề nuôi ong, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa... Sau 1975, Bảo Lộc trở lại làm một huyện (tỉnh lỵ Lâm Đồng đặt tại Đà Lạt), nhưng chính nhờ cây dâu, con tằm mà nhà tầng, phố sá đường nhựa mọc lên đông vui, đến năm 1994 lại trở thành thị xã.
Giám đốc Liên hiệp Dâu tằm tơ đóng tại Bảo Lộc, ông Nguyễn Văn từng đảm nhận chức chủ tịch của Hiệp hội Tơ lụa thế giới nên những năm đầu thập kỷ 90 Bảo Lộc từng đón đủ khách năm châu bốn biển. Nhưng rồi do giá cả thị trường thế giới, tơ Việt Nam không cạnh tranh nổi, đồi dâu hẹp dần. Ông Văn về hưu, lập công ty tư nhân, liên doanh mở nhà máy gia công vô chai rượu vang, rượu mạnh cho hãng rượu Merlot của Đức.
Những dòng thác say lòng người
Ở Bảo Lộc còn có thác Đam B'Ri cao 60m nằm ở phía tây thị xã. Đam B'Ri - tiếng dân tộc Mạ có nghĩa "chờ đợi" - là thắng cảnh đẹp của Tây Nguyên. Sự tích thác đơn sơ và hiền hậu: có đôi trai gái yêu nhau nhưng bất ngờ chàng ra đi không về, nàng lên đỉnh núi chờ đợi, nước mắt hai hàng chảy xuống vực lâu ngày thành ngọn thác. Khu du lịch Đam B'Ri được quy hoạch rộng tới hàng trăm hecta. Cạnh thác chính còn có hồ nước và vườn thú hoang dã. Cách đó không xa, một trảng cỏ bằng phẳng xanh tươi mới được phát hiện. Đó là nơi thơ mộng để đôi tình nhân dắt nhau lên đồi...
Ngoài các di tích thắng cảnh được công nhận, Bảo Lộc còn khá nhiều suối thác hoang vu. Vừa qua khỏi đèo Bảo Lộc là xã Đại Lào có một ngã ba vào núi hướng đông. Giữa thập niên 90, ông Lê Minh Ngọc, một tiến sĩ khoa học xã hội của Đại học Văn Lang từ Sài Gòn lên thám hiểm đã choáng ngợp trước ngọn suối bảy tầng nên đã quyết định làm đơn nhận hơn 50 ha đất bao quanh để làm trang trại, trồng cà phê và cây rừng gần ngọn thác chính.
Vị giảng viên đại học quê miền cố đô cao hứng đến mức đưa luôn một đoàn thợ mộc từ xứ Huế vào, cất một ngôi nhà rường kiểu cung đình hoàn toàn bằng gỗ quý ở trang trại giữa rừng. Ông không kinh doanh du lịch nhưng người từ các nơi nghe tiếng cũng băng đồi vào ghé thăm ngôi nhà rường và ngọn thác...
Những nhân vật ấn tượng
Đất Bảo Lộc tập trung khá nhiều người rất cá tính. Ngay giữa trung tâm phố chính trên đường quốc lộ là hãng trà Trâm Anh khá nổi tiếng vì mở đầu kiểu quảng bá bằng cách trưng bày bàn ghế sạch sẽ sang trọng bên showroom để mời khách đi đường vào uống trà, cà phê miễn phí. Chủ nhân hãng trà, ông Vũ Hùng Anh quê ở một vùng chè miền Bắc, từng học đến năm thứ 4 Đại học Y khoa trước 1975.
Có lẽ vì "nghiệp trà" nên ông đã tự bỏ học về quê hương thứ hai là xứ trà Bảo Lộc phụ gia đình kinh doanh. Ông thuộc làu các nền "văn hoá trà" cũng như cách pha trà, khách quen, đặc biệt liền được ông biểu diễn pha chế. Nhà nghề nói rằng trà Bảo Lộc luôn ngọt hậu và có vị thơm vì nhà chế biến đã sắc bỏ lớp nước chát đầu tiên của lá trà trước khi sấy. Rồi tẩm vào đó hoa sói là loại hoa rất hợp với thổ nhưỡng Bảo Lộc...
Tuyệt đối không dùng hương hoá học.
Lão ông Nguyễn Văn Toàn tuổi ngoài 60 có nhà vườn ở phường Lộc Phát khá nổi tiếng vì sưu tập để đầy nhà nhiều "hàng độc" là đồ dùng, nhạc khí của đồng bào dân tộc. Vài ba ngày ông lại đến sống nơi các buôn làng, cùng ở trần, đóng khố uống rượu ca múa với đồng bào dân tộc ít người.
Anh Võ Hà Lâm vốn là một thợ chụp ảnh ở xứ rừng nhưng khi ngoài tuổi 40 lại nổi máu thích sưu tầm vật lạ, từ khúc cây hoá thạch đến những gốc rễ hình thù quái dị. Nghe chỗ nào có vật lạ là ông mò tới. Năm 2000, có một thợ đá vùng Biên Hoà vô tình chẻ ra viên đá in hình con cá hoá thạch. Bảo tàng tỉnh rồi Đoàn địa chất khoáng sản đều đến tranh giành để "tịch biên" vì viện cớ đây là tài sản Nhà nước.
Người thợ đá kiên quyết không đưa, đem đá về nhà sau khi trả lời không có luật nào quy định viên đá chẻ vốn để dùng lót đường lại phải nộp cho Nhà nước. Báo chí đưa tin ì xèo, nhiều nhà sưu tập đến trả giá cao, anh vẫn không bán.
Vậy mà cuối cùng hai mảnh đá lại vào tay anh Võ Hà Lâm từ miền Bảo Lộc xuống! Một bữa khác đi vào một buôn dân tộc ít người, Lâm tình cờ gặp viên đá tảng hình dáng con rùa lớn ba thước ngang, nặng cỡ 5 tấn. Nơi đây dân làng vẫn thường ra cúng tế mỗi khi vào mùa lễ hội.
Vậy mà không hiểu Lâm nói thế nào mà sau một lễ tiệc, dân cả buôn đồng ý cho mang viên đá rùa về đặt tại sân nhà anh là một quán cà phê ở thị xã Bảo Lộc!
"Mô Phật, mọi việc ở trần gian đều do nhân quả!". Cô ái nữ của hãng trà Đỗ Hữu có pháp danh là Phương Nghiêm thường nói với mọi người như vậy khi có vị tò mò hỏi về những sự việc khó giải thích trên đời. Phát tâm xuất gia lúc ngoài 30, nay ni cô đã qua hơn 10 năm kinh kệ. Tiếp chúng tôi là khách thân từ Sài Gòn lên, khi cao hứng, ni cô vẫn có thể hát lại những bài tình ca nổi tiếng một thời. Tịnh xá của ni cô ở ngay vòng cua đầu thuộc xã Đam B'Ri, trên đường vào thác.
Ni cô Phương Nghiêm giới thiệu nhiều căn biệt thự ẩn mình dưới vườn sầu riêng ven trung tâm thị xã. Nhiều Việt kiều ở châu Âu, châu Mỹ và một số văn nghệ sĩ từ Sài Gòn đã lặng lẽ về đây mua vườn, lập nhà và bố trí người thân ở trông vườn giúp. Vài ba tuần, vài tháng chủ nhân lại xuất hiện, như một cách tĩnh dưỡng.
Chắc không lâu nữa, đường cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt sẽ hình thành. Đường không qua đèo Bảo Lộc hiện tại mà qua hướng huyện Đạ Tẻh lên, chạy theo hướng phía tây trung tâm thị xã hiện nay. Đường rút ngắn nhiều thời gian và người muốn có thể sớm đẫm mình trong sương khói phù vân...
Du lịch, GO! - Theo Blogdulich, internet
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)