Đọc lại khởi thủy của những hòn đảo trên quần đảo Trường Sa, ấn tượng đầu tiên với lính những năm đầu ra đây là đá san hô bỏng rát dưới nắng, không một bóng cây xanh và cơ man chim biển vỗ cánh ào ào, trứng chim nằm ngổn ngang trên đảo.
Và từng ngày từng ngày, bền bỉ như những chú ong thợ xây tổ, trên những đảo đá san hô giữa mênh mông đại dương. Vét chút mùn mục nát có được của một khúc gỗ nào đó trôi dạt về đây từ trăm năm trước, đào từng hốc nhỏ và gieo xuống những mầm xanh, nâng niu chăm bẳm từng ngày để rồi sau mấy chục năm màu xanh cây lá đã biến những hòn đảo đá thành những tín hiệu xanh tin cậy của Tổ quốc, thành điểm tựa cho bà con ngư dân ra khơi biết tìm vào khi gặp dông tố bão bùng, hết dầu, hết nước ngọt…
< Tượng đài Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ trên đảo Trường Sa Lớn.
Đảo Trường Sa Lớn, nơi có thị trấn Trường Sa (thuộc quần đảo Trường Sa) khác hẳn với sự tưởng tượng của chúng tôi về một hòn đảo toàn đá với san hô... Đảo Trường Sa Lớn không chỉ có tượng đài ghi công các anh hùng, liệt sĩ và bãi biển tuyệt đẹp, mà còn có Nhà tưởng niệm Bác Hồ và chùa. Trên đảo đã có điện phục vụ sinh hoạt thường ngày và cả internet …
< Nhận quà từ đất liền chuyển lên đảo.
Trường Sa Đông chỉ là một hòn đảo nhỏ trong rất nhiều đảo nổi, đảo chìm ở quần đảo bão tố này nhưng không hiểu sao nhiều người có ấn tượng sâu sắc. Không chỉ vì tình cảm của mỗi người lính đã dành cho đoàn trong mười mấy giờ trên đảo. Không chỉ là hình ảnh tận tụy của các y bác sĩ trạm xá trên đảo nhiều lần cứu mạng bà con ngư dân gặp hoạn nạn trên biển khơi...
Tình cảm thân thương ấy có thể bắt đầu từ hình ảnh nấm mộ những người lính, dù hi sinh vẫn nằm bên chân sóng như muốn cùng đồng đội tiếp tục gìn giữ cõi bờ Tổ quốc.
< Để đảo đá cho trái ngọt thế này phải mất bao nhiêu năm chăm bẳm vun bồi đất đảo.
Cũng có thể hình ảnh cái mỏ neo trên cột mốc chủ quyền bị khuất chìm dưới đất đã thầm kể với mọi người câu chuyện đầy khái quát và biểu tượng về sự bền lòng để biến hòn đảo san hô ngập tràn sắc xanh bóng mát.
Những ngày ở Trường Sa chúng tôi đã gặp nhiều người lính với một câu hỏi thật giản dị: “Cảm xúc của anh nếu một ngày kia rời đảo về lại đất liền?”. Tất cả đều rất chân thành nói rằng đó chính là nỗi nhớ tình đồng đội. Nếu ở đất liền thương nhau một thì ra đảo thương nhau gấp mười!
Sau buổi tập luyện sẵn sàng chiến đấu, những người lính trẻ ở đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị... có những phút giây thư giãn bên những luống rau, chim Cu gáy và trang báo xuân.
Rộng 12ha, đảo Song Tử Tây (thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa) là đảo lớn tại quần đảo Trường Sa. Đến thăm cán bộ, chiến sĩ Đoàn M46 (Vùng D Hải quân) đang làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị vào dịp mùa xuân đang về mới thấm thía những gian nan mà họ đang nếm trải.
Những người lính trẻ ngày đêm miệt mài huấn luyện, rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong ảnh, khẩu đội 12,7 mm của đảo Đá Nam đang luyện tập phương án chiến đấu tại chỗ.
< Sau giờ huấn luyện, các chiến sĩ trẻ đảo Đá Nam say sưa bên những trang báo gửi từ đất liền ra.
< Để các chiến sĩ trên đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị có một cái Tết vui vẻ, đầm ấm, đất liền cũng gửi ra đảo những mặt hàng nhu yếu phẩm, quà... và cả lợn để ăn tết.
< Gói bánh.
Xuân đang về, song trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, chúng tôi vẫn được chứng kiến cán bộ, chiến sĩ nơi đây tổ chức huấn luyện sôi nổi, canh trực với tinh thần cảnh giác cao độ, nhằm bảo vệ vững chắc vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc…
Những hình ảnh được chứng kiến trên quần đảo Trường Sa làm chúng tôi thêm xúc động khi nghĩ về một cái Tết ấm cúng của những người lính đảo.
Đó cũng là một cái Tết an lành, hạnh phúc nơi đất mẹ, bởi ở phía trùng dương, đang có những người con ưu tú của dân tộc chắc tay súng để đất nước đón xuân sang…
Nguồn VnExpress, Phuyen, Tuoitre, Baomoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét