Đèo Ô Quy Hồ hay Đèo Hoàng Liên Sơn là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu trong đó đỉnh đèo là ranh giới của hai tỉnh.
Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên, Đèo Hoàng Liên Sơn do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ. Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.
Mã Pí Lèng ở độ cao gần 2000m là một trong những con đèo cao nhất VN . Bên dưới chân là dòng Nho Quế uốn lượn mong manh bé xíu như sợi chỉ. Cũng nhiều lần qua Mã Pí Lèng nhưng cảm xúc thích thú vì con đèo này lúc nào cũng mới,cũng lạ với tôi! Đã vài lần tắm trên dòng Nho Quế khi ở cầu Tràng Hương xã Xín Cái - Pả Vi hay vùng vẫy đoạn Niêm Sơn -Lý Bôn . Nhưng chưa một lần được vượt qua cái Vách đá mà dòng Nho Quế chẻ đôi tại Mã Pí Lèng.Cái Vách đá này chính là điểm nhấn của đèo Mã Pí Lèng khi dân phượt dừng chân ngắm nghía ,trầm trồ và thốt lên : sao đẹp thế ,hùng vĩ thế ơi Hà Giang! Một điểm yêu thích khi chụp ảnh phong cảnh của dân săn ảnh . Vách đá này cũng là một điểm hay muốn khám phá của những người ưa mạo hiểm!
Đèo Pha Đin nằm trên đường từ Hà Nội lên Điện Biên, ở ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Điện Biên. Đèo dài 32km, địa thế rất hiểm trở, chênh vênh. Pha Ðin tiếng địa phương nghĩa là Trời Ðất. Theo truyền thuyết địa phương, đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Còn cách Cao Bằng 22 km là đèo Mã Phục. Đèo cao 620 m, du khách phải vượt qua 7 vòng cua dốc nhẹ mới tới đỉnh. Đỉnh đèo là một bãi đất phẳng khá rộng, là nơi nghỉ chân của những khách bộ hành qua đèo. Gọi là đèo Mã Phục vì ở hai bên đường quốc lộ có hai khối đá vôi lớn, thành dốc đứng, chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đó làmột nếp uốn đá vôi lớn mà đỉnh của nếp uốn đã bị phá hủy, hai cánh còn lại châu đầu vào nhau tựa như hai con ngựa.
Đèo Lũng Lô mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở.
Đèo bị sạt lở nghiêm trọng mất hẳn 4/5 tầng đường không khôi phục được. Đường giao thông tại tỉnh Yên Bái là nơi hứng chịu nhiều trận sạt lở nhất cả nuớc do tầng đất quá mềm. Tôi đi qua con đèo này khi quá trưa. Tranh thủ tạt qua bản gần đó xin bữa cơm đạm bạc, hoà chung cuộc sống với những người dân quanh đây.
Con đèo bị bỏ quên cũng khiến cuộc sống của người dân nhiều vất vả vì đường giao thông khó khăn. Rất ít người qua lại đường này, có chăng chỉ là dân các bản vùng trong.
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Tà Sì Láng v.v. ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
Đèo Khau Cọ nằm trên đường về Yên Bái, đoạn đường cuối của Hoàng Liên Sơn. 30km đèo quanh co uốn lượn vẫn là mây núi trập trùng, men theo một bên núi là dòng Nậm Chăn. Đèo Khau Cọ như một người anh thứ ít nói nhẹ nhàng đón khách.
Đèo Cả là một con đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất tại miền Trung Việt Nam, nằm tại ranh giới giữa tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A.
Đỉnh đèo có cao độ 333 m vượt dãy núi Đại Lãnh có chiều dài tổng cộng 12 km trong đó 9 km thuộc địa phận Phú Yên và 3 km thuộc địa phận Khánh Hòa. Đèo nằm giữa hai sườn núi Hảo Sơn (Hốc Ao) và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn).
Ðèo Rọ Tượng còn có tên là đèo Ruột Tượng, trước kia là ranh giới giũa huyện Ninh Hòa và huyện Vĩnh Xương, nay là ranh giới của hai xã Ninh Lộc và Ninh Ích huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hoà. Đèo nằm cách trung tâm thị trấn Ninh Hòa 11 km, cách đèo Rù Rì 17km.
Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, đèo là ranh giới của 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo dài 7 km, từ km 1.243 đến km 1.250, độ cao của đỉnh đèo là 245 m, độ dốc 9%.
Đường dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao, dễ gây ra tai nạn giao thông. Về địa lý, đèo là tuyến đường bộ đi qua một trong những nhánh đâm ra biển của dãy Trường Sơn Nam. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên.
Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km.
Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Tại đây, có bãi đất rất rộng để dừng xe nghỉ chân, từ chỗ dừng chân này có thể ngắm biển và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của cả con đèo.
Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang.
Đèo Ngoạn Mục dài 18,5 km, có độ dốc trung bình trên 9 độ, là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tỉnh phía Nam. Nằm trên quốc lộ từ Thị xã Phan Rang đi Đà Lạt, đèo có độ cao trong khoảng 200m ở điểm thấp nhất và lên tới 980 m ở đỉnh đèo. Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp, con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng, tạo nên những tầng đường mà nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nhìn xuống, dễ thấy vẻ quyến rũ lãng mạn lẫn hùng vĩ của nó.
Đèo Phượng Hoàng là con đèo nằm trên quốc lộ 26 đoạn giáp ranh giữa tỉnh Đăk Lăk với Khánh Hòa. Đèo có chiều dài 12 km, thuộc địa phận huyện M'Drăk, và là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đăk Lăk. Trước đây, đây là một con đèo rất nguy hiểm, nhưng hiện tại đã được cải tạo nhiều và mở rộng tầm nhìn tại các khúc quanh.
Đèo Bắc Sum: đoạn đầu quốc lộ 4D, Hà Giang, cách Quản Bạ khoảng bốn chục cây. Ngoằn ngoèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau...
Đèo Thung Khe, mỗi lần chầm chậm đi tới, cảm giác lạnh lẽo lùa qua ống tay áo rồi chạy khắp cơ thể... (NT Sơn).
Đèo Hòn Giao nằm trong Cung đường xanh Tây Nguyên nối thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Ðà Lạt. Đèo Hòn Giao cao 1.700m, dài 33 km là đèo dài nhất Việt Nam hiện nay. Từ thành phố Đà Lạt, đường đi qua những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, vượt qua nhiều vách đá cheo leo với suối, đèo và những thác nước tuyệt đẹp, những bản làng mộc mạc, nhỏ bé của người Cil, K'Ho bản địa đến đỉnh Hòn Giao có độ cao 1.700m bạn sẽ được ngắm nhìn những làn sương mờ xa xa như những dòng sông sương. Quanh năm sương mù đặc quánh như muốn níu chân lữ khách. Ta sẽ có cảm giác lạ lẫm khi được tắm mình trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Ở đây mỗi sáng ra, đến tám giờ mù sương vẫn còn bao phủ. Và chiều lại, khoảng ba, bốn giờ chiều trở đi, những "thung lũng mù sương" phiêu bạt đó lại sà xuống con đường.
Đường lên Mẫu Sơn. Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông-tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung). Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550 km². Khu dân cư sống rải rác gần khu rừng trồng, thuộc vành đai thấp với độ cao không quá 700 m so với mặt nước biển.
Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ.
Đèo Khau Liêu nằm giữa địa phận huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh, Cao Bằng. Đây là con đèo mà ai cũng phải chinh phục khi muốn đến chiêm ngưỡng Bản Giốc hùng vĩ (Đoạn này là copy paste, thực ra ko chính xác lắm, còn một đường nữa đi tới Trùng Khánh là qua Trà Lĩnh). Khau Liêu là gọi theo tiếng Tày, có nghĩa là đèo Liêu. Đứng trên cao nhìn xuống, Khau Liêu giống như một con rồng uốn lượn quanh co, ôm lấy núi. Đây cũng là con đèo thử tay lái của nhiều dân "phượt" muốn chinh phục khó khăn trước thiên nhiên hùng vĩ. Bạn sẽ có cảm giác hạnh phúc, vui sướng khi vượt được độ cao của Khau Liêu, để đứng trên đỉnh đèo ngắm nhìn không gian xung quanh, khi đó bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp thực sự của nó.
Du lịch, GO! - Theo Mia_lau blog.tamtay
Những con đèo tuyệt đẹp ở phía Bắc
Tản mạn Ô Quy Hồ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét