Vậy là bạn thất tha thất thểu dẩn bộ tìm chỗ vá với chiếc ba lô nặng trịch trên yên. Chổ vá sơ sài nhưng... có thể đắt khách với vài ba xe chờ chực cùng vài người khách ngoài mặt không vui nhưng trong lòng thì... lửa cháy!
Lửa cháy càng to hơn khi họ tính tiền: thường thì 70 ngàn, đôi khi có thể tới 100 ngàn với cái ruột xe không tên cũng chả có hiệu! Ngậm đắng nuốt cay, bạn trả tiền rồi lại đi nhưng khoan mừng vội: rất có thể chỉ vài cây số nữa, bạn lại bị xẹp tiếp lần 2, lần 3...
Đây là một sự trấn lột giữa ban ngày ban mặt trên những nẻo đường chu du khắp nước. Dính đinh tặc vừa mất thời gian, mất tiền của, lại có thể gây nguy hiểm tính mạng cho chính mình nếu mất lái.
Vậy cách gì để chống lại cạm bẩy của những người có cái nghề "có một không hai" trên thế giới này?
Du lịch, GO! xin đưa một số mẹo chống đinh tặc dưới đây để các bạn thích du lịch bụi, phượt khắp nơi trên những nẻo đường đất nước xem và áp dụng để giữ an toàn cho chính mình:
1/ Chạy chậm là phương châm đầu tiên để tránh né cạm bẩy đinh tặc! Nhưng một ngày đi vài ba trăm cây số thì chạy chậm biết bao giờ mới tới nơi bạn muốn đến? Vậy thì ta cần giữ tốc độ thấp ở những cung đường nổi tiếng vì nạn đinh tặc. Ví dụ như qua phương tiện truyền thông, ta có thể thấy những nơi này thường có tệ nạn trên:
- Cung đường từ khu du lịch Đại Nam đến thị trấn Mỹ Phước (Bình Dương).
- Ngã tư Tô Ngọc Vân - liên tỉnh lộ 43 tới chân cầu vượt Linh Xuân, (thuộc P.Tam Bình và Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM và huyện Dĩ An, Bình Dương).
- Đoạn đường xuyên Á từ cầu vượt Bình Phước tới ngã tư Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM và huyện Dĩ An, Bình Dương).
- Gần chân cầu Chương Dương (Hà Nội).
- Xa lộ Hà Nội, đoạn từ ngã tư RMK đến nút giao thông ngã ba Cát Lái (hướng từ Thủ Đức về cầu Sài Gòn.
- Đại lộ Bình Dương...
- Đường Ngô Gia Tự (Quốc lộ 1A cũ), hướng từ Hà Nội đi Bắc Ninh... v.v.
Nói chung thì bất cứ cung đường nào cũng có thể gặp "đinh tặc" do pháp luật chúng ta quá lỏng lẻo với loại tội phạm (?) có một không hai trên thế giới này.
.
Những nơi là "đất mần ăn" của đinh tặc, nếu tinh ý thì bạn có thể nhận thấy điều này:
- Có nhiều, rất nhiều chổ sửa xe ven đường. Các chổ này tạm bợ, chỉ bơm vá, thay ruột chứ không nhận sửa bất kỳ thứ gì khác trên con ngựa sắt của bạn.
- Nhiều bản thông báo ghi nguệch ngoạc ven đường, trên cột điện ghi số ĐTDĐ để gọi vá xe lưu động (đây là của chính bọn họ).
2/ Đồ nghề vá xe nhất định bạn phải đem theo, cả một vài ruột xe dự phòng.
Tự vá xe trên cung đường phượt
3/ Chạy xe không quá sát lề: phía phải sát lề đường an toàn nhưng những miếng sắt hình con rô hay văng vào đấy (cả những cây đinh thật sự). Phía sát lề cũng không sạch nhẳn như phía ngoài khiến ta khó quan sát nhận biết sự hiện diện của những con "ách rô" hơn.
4/ Nếu đã lỡ dính đinh khiến xe xẹp bánh: bạn dừng xe lại > xem xét vỏ xe > nếu có đinh hay mảnh sắt ghim vào đó thì rút ra... rồi cứ để vậy mà chạy chậm vượt các tiệm vá xe "trời ơi" của bọn chúng > đến khúc nào nhắm xem có nơi sửa xe đàng hoàng thì vào thay ruột.
Chạy chầm chậm còn hơn là dẫn bộ, mà chạy như vậy cũng không thể làm hại vỏ mà chỉ nát ruột thôi.
< Tai nạn do đinh tặc.
Bạn cần thấy rõ điều này: khi đã dính đinh của đinh tặc thì chắc chắn 100% là cái ruột xe của bạn cũng đã tiêu rồi nên mình cũng không cần thiết gìn giữ cái ruột đó làm gì. Đã không cần giữ thì cũng nên nhất quyết không cho đinh tặc ăn tiền rồi thay cho bạn cái ruột siêu dỏm (ruột mỏng teo, không tên hiệu nhưng giá cực cao - 70 ~ 100 ngàn/ lần thay, dỏm tới mức bạn phải thay tiếp trong một vài bữa sau).
Lưu ý: Ngay cả chuyện nếu bạn có đem ruột mới sơ cua > bọn đinh tặc cũng sẽ nhận thay ruột đó cho bạn nhưng sau khi thay thì xe bạn sẽ chắc chắn có thêm vài bệnh mới đấy - ví dụ như "đề hoài không nổ", xe khó nổ máy...v.v.
5/ Thường là khi bánh trước xe máy cán phải đinh của “đinh tặc” làm nảy đinh lên và bánh sau sẽ bị đâm thủng. Miếng chắn này sẽ gạt đinh ra bên cạnh, giữ an toàn cho bánh sau.
Bạn nghiên cứu cắt và cặp thêm miếng cao su (giống miếng chặn bùn) phía dưới lốc máy: xe nguyên thủy người ta chống bùn ở vè thì mình chống "ách rô" văn bậy!
Ở chiếc Win100 của mình thì Dũng này xài tạm... miếng lót chuột: Miếng lót để xuôi - trên đục hai lổ, xỏ vào đó sợi dây rút để treo hờ vào cây gá để chân dưới lốc máy. Phần dưới miếng lót (khúc sà gần mặt đất mình kẹp hai miếng sắt mỏng uốn cong cánh cung hướng về phía trước, cố đinh bằng vài con bù lon to để có sức nặng, không bị gió bạt. Cây sắt uốn cong để giữ miếng lót cong theo, chú ý hất đinh, sắt văng ra hai bên.
Bạn cũng có thể mua miếng chắn bùn bản to của xe hơi bằng cao su - loại này nặng, không cần thêm ốc tán gì. Kinh nghiệm du lịch
6/ Một vài nơi có chế tạo một thiết bị nam châm dưới lườn máy để hút đinh.
Tuy nhiên do thiết bị này dùng điện để có lực hút mạnh nên giá thành cao, lại hao nguồn điện, hao bình ắc quy của xe.
Đinh tặc ngày nay lại có những phương cách thần sầu khác để đối phó như dùng "ách rô" nhựa, nhôm... (Trời hỡi, pó tay với mấy pa này) nên phương cách này khó thực thi.
...
Một số kinh nghiệm của Điền Gia Dũng này qua những chuyến du phượt khắp nơi, mong là nó sẽ giúp được chút gì cho bạn, giữ bạn an toàn trên bước đường du phượt. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ xung của các bạn.
Sáng kiến chống đinh tặc, bạn xem thử...
Điền Gia Dũng - Du lịch, GO! -----------
Đi từ Đắk Lắk về TP.HCM thay ruột xe 19 lần
.
Đó là trường hợp khá bi đát của anh Đinh Ngọc Tuấn (Ea H’Đing, Cư M’Gar, Đắk Lắk) bị dính đinh khi lưu thông trên quốc lộ 14, đoạn từ TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đến TP.HCM.
Mồng 5 tết, anh Tuấn khởi hành từ thị trấn Ea Pốc (Cư M’Gar) theo quốc lộ 14 về TP.HCM chạy được khoảng 35km lốp xe trước cán đinh tại đoạn đường nằm gần cầu 14 (TP Buôn Ma Thuột). Dắt xe được 500m anh gặp một tiệm vá xe, sau khi chờ gần 30 phút anh Tuấn mới được thay ruột xe do phải chờ ba người khác cũng bị lủng lốp.
Chạy thêm 28km tới địa phận tỉnh Đắk Nông, dù đã được cảnh báo đoạn đường tại đây rất dễ bị dính đinh nhưng anh Tuấn phải thay ruột xe thêm chín lần tại đoạn quốc lộ này. Trong tám lần thay ruột thì ba lần anh bị tiệm vá xe thay loại ruột xì lỗ mọt, chạy được vài trăm mét lốp bị xì hơi phải thay ruột mới.
Anh Tuấn nhớ lại: “Đi qua tỉnh Đắk Nông, đến đoạn giáp ranh với tỉnh Bình Phước, tôi thấy nhẹ nhõm vì mọi chuyện bình yên. Nhưng khi chạy tới đoạn này xe bị lủng thêm bốn lần do đoạn đường này đang nâng cấp, mở rộng. Các loại xe máy đi qua đây ngoài bị lủng do đường lởm chởm đá, phần lớn đều bị dính đinh vít loại nhọn nằm lăn lóc trên đường”.
< Lưới chống đinh tặc của mình đây.
Đoạn đường cuối cùng từ Bù Đăng (Bình Phước) đến ngã tư Bình Phước (Q.Thủ Đức, TP.HCM) anh phải thay ruột xe thêm sáu lần cũng do cán đinh. Tuy nhiên, xe anh Tuấn bị lủng chủ yếu ở đoạn đường qua tỉnh Bình Dương. Anh Tuấn buồn rầu: “Tổng số tiền phải trả cho các tiệm sửa xe trên đường là gần 1,33 triệu đồng. Giá bình thường một ruột xe chỉ 45.000 đồng, nhưng chủ tiệm lấy với giá cắt cổ (trung bình 70.000 đồng/cái)”. Theo báo Tuổi Trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét