Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Du lịch Sơn La

Sơn La phía bắc giáp Yên Bái và Lai Châu, nam giáp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Louangphabang, Houaphan của Lào, phía đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía tây giáp Điện Biên. Đường biên giới với Lào dài 250 km.

Sơn La có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m).
Về địa hình Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm. Khí hậu đặc trưng cận ôn đới, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Sơn La có một thành phố Sơn La và 10 huyện gồm Quỳnh Nhai, Mường La,Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và Sốp Cộp.

Lịch sử

Phần lớn tỉnh Sơn la ngày nay (gồm TP Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của Vương Quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa
24 tháng 5 năm 1886: thành lập châu Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng, tỉnh Hưng Hoá), tách từ tỉnh Hưng Hóa thành cấp tương đương với tỉnh.
9 tháng 9 năm 1891 thuộc Đạo Quan binh 4.
27 tháng 2 năm 1892: thành lập tiểu quân khu Vạn Bú gồm 2 phủ và 8 châu.
10 tháng 10 năm 1895: thành lập tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ ở Vạn Bú (tức Tạ Bú).
23 tháng 8 năm 1904: đổi tên thành tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ chuyển về nơi ngày nay là thành phố Sơn La.
Sau năm 1946, tỉnh Sơn La cùng với hai tỉnh Lai Châu và Phong Thổ (do Pháp lập ra) lập thành "Xứ Thái tự trị”nằm dưới sự chỉ đạo của Pháp. Bạc Cầm Quý làm tỉnh trưởng Sơn La.
1948-1953: thuộc Liên khu Việt Bắc. Lúc này tỉnh Sơn La có 6 huyện: Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu.
1953-1955: thuộc Khu Tây Bắc
1955-1962: bỏ cấp tỉnh, thuộc Khu tự trị Thái Mèo.
1962-1975: tái lập tỉnh, thuộc Khu tự trị Tây Bắc (đổi tên từ Khu tự trị Thái Mèo), có 7 huyện: thêm huyện Quỳnh Nhai và Sông Mã, còn huyện Phù Yên chuyển sang tỉnh Nghĩa Lộ mới thành lập.
Sau khi giải thể Khu tự trị Tây Bắc, tỉnh Sơn La nhập thêm 2 huyện của tỉnh Nghĩa Lộ giải thể là Phù Yên và Bắc Yên.

Các điểm du lịch:

Đến với Sơn La, bạn sẽ được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ và khám phá về giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc, cũng như cuốn hút trong vòng xòe, ngây ngất say trong men rượu cần, cùng thả hồn theo ánh lửa bập bùng và giọng hát ngọt ngào, vang xa trong đêm hội nhạc rừng. Trong những năm vừa qua, khi đất nước trên đà đổi mới, thì Sơn La cũng đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống của nhân dân. Sơn La được du khách biết đến bởi những nét văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em. Giữa cái rất riêng của 12 dân tộc ấy là những nét rất chung, đó là sự giao hòa giữa các nền văn hóa.

Động Sơn Mộc Hương:
Sơn Mộc Hương hay còn gọi là Hang dơi Mộc Châu- cái tên đã trở nên quen thuộc từ lâu với nhiều du khách khi đến thăm Mộc Châu, Sơn La. Đó là một tác phẩm nghệ thuật, một danh thắng quốc gia mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất cao nguyên Mộc Châu .
Từ thị trấn Mộc châu, ngược đường lên thị xã Sơn La khoảng 300 m, Hang dơi ở phía núi bên tay phải, cách quốc lộ 6 khoảng 150 m. Cửa hang quay về hướng nam nhìn xuống thung lũng lớn, ở gữa thung lũng lớn gồm bảy quả núi nhỏ tựa như bảy viên ngọc.
Trong hang một cách sắc diệu kỳ, từ trần hang rủ xuống những dải nhũ thạch lấp lánh đủ bảy sắc cầu vồng.

Nhiều khối ngũ đá từ trên trần hang chảy xuống nền hang cao tới hơn 20 m như những dễ cây đa cổ thụ rủ xuống mặt đất. Ngoài ra còn rất nhiều nhũ đá mang dáng cây đồng tiền, cây thóc, hình ông tiên, cô tiên, con voi, sư tử, hổ, kỳ đà, đại bàng và cả những đám mây bay lượn. Với tư cách nhìn giàu tưởng tượng du khách có ngay những nhũ đá để đặt tên. Mỗi tên gọi đều là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tài hoa của tạo hóa mà không một bàn tay nào của con người có thể thay thế được. Đường nét những nhũ đá như những nét trạm trổ vừa phóng khoáng vừa tinh xảo, sống động huyền ảo. Các cửa hang 50 m rộng khoảng 800 m2 vòm hang có chỗ cao hơn 30 m, có hình tròn. Ở chính giữa nền hang có một số hồ khô nước, rộng chừng 200 m2, giữa hồ có con rùa bằng đá to lớn. Bờ bên trái của hồ khối thạch nhũ hình đôi trai gái đang quấn quýt bên nhau.

Cụm du lịch cao nguyên Mộc Châu:

Cao nguyên Mộc Châu nằm ở độ cao 1050 m so với mặt biển, cách Hà Nội gần 200 km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 6. Đây là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25 km, với 1600 ha đồng cỏ.
Có thể nói Mộc Châu là nơi tập trung nhiều nhất tài nguyên du lịch của Sơn La và vùng núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Khí hậu là tài nguyên du lịch đặc biệt có tính đặc thù của Mộc Châu. Ở giữa cao nguyên Mộc Châu là một vùng tiểu khí hậu với mùa hè mát mẻ có nhiệt độ trung bình là 20 0C và mùa đông khô ráo hơn các vùng khác.

Sản phẩm du lịch tiêu biểu của cụm du lịch Mộc Châu là du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; du lịch tham quan các cảnh quan, danh thắng; du lịch điền giã; du lịch văn hoá, lễ hội các dân tộc; và du lịch đường sông.
Đến với Mộc Châu du khách sẽ được tham quan các di tích lịch sử, động Sơn Mộc Hương, rừng thông, chùa Chiền Viên, thác Dải Yếm, đỉnh Phiêng Luông, và các bản văn hóa của người Mông, người Dao ở Vân Hồ, với những câu hát điệu múa khèn, với các món ăn dân tộc, đặc sản, ẩm thực và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hoá lâu đời.

Động Sơn Mộc Hương nằm sát ngay trung tâm huyện lỵ, đi theo tuyến đường tương đối cheo leo qua những vườn mận, vườn mơ sẽ tới cửa động. Từ cửa động có thể quan sát cả thị trấn Mộc Châu. Bên trong động là những cấu trúc nhũ, tạo cho người xem cảm giác như lạc vào thế giới thần tiên.
Đi theo tuyến đường huyện lỵ 2 km, du khách có thể đến một khu đồi thông già có quang cảnh đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất gần thị trấn, đường giao thông thuận tiện nên rất thích hợp cho loại hình cắm trại, picnic. Trong tương lai tại đây có thể xây dựng một sân golf lý tưởng.

Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ô tô theo đường chính, hoặc dọc theo suối, khoảng 4 km đến chỗ hợp lưu hai con suối là một thác nước hùng vĩ. Tương truyền trong dân gian dòng thác này là dải yếm của người con gái cứu chàng trai thoát khỏi dòng lũ. Tuy thác nằm thấp hơn đường nhưng hai thác đổ xuống với chiều cao 100 m, một bên được chia làm 9 tầng, bên còn lại 5 tầng. Hai thác nằm cách nhau khoảng 200 m, nhưng trong khoảng cách đó là một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập kết của khách thăm quan.

Ở Mộc Châu có nhà máy chè chuyên sản xuất để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước. Nông trường Mộc Châu được thành lập năm 1958, với hàng ngàn con bò sữa giống là nơi cung cấp sữa bò lớn nhất trong cả nước và là một trong những trung tâm trồng chè lớn của cả nước. Khách du lịch đến đây sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng nguyên liệu mênh mông, với những vườn mận hoa trắng.
Đỉnh Phiêng Luông nằm cách Mộc Châu 15 km về phía Đông có đỉnh Phiêng Luông với độ cao 1500 m. Trên đỉnh có một khu đát bằng phẳng rộng gần 10 ha rất thích hợp cho những môn thể thao như đi ngựa, đi bộ hoặc leo núi .

Ngoài ra, du khách có thể đi du lịch đường sông, xuống Chiềng Yên, tham quan sông Đà hoặc du khách đi du lịch quá cảnh sang Lào. Từ Mộc Châu xuống thẳng cảng sông Vạn Yên, nơi xuất phát tuyến du lịch sông Đà, đi du thuyền du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp trên tuyến du lịch sông Đà kéo dài đến Thị Xã Sơn La hoặc xuôi xuống thủy điện Hoà Bình. Mộc Châu có cửa khẩu Pa Háng sang Hủa Phăn (CHDCND Lào). Đoạn Mộc Châu - Pa Háng được mở rộng và nâng cấp thành quốc lộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan môi trường tự nhiên Lóng Sập, Xuân Nha và nối tuyến sang Thị Xã Sầm Nưa.

Khu Lóng Luông, Vân Hồ - Mộc Châu là nơi cư trú nhiều đồng bào dân tộc Mông, giao thông đến các bản thuận tiện, cho phép phát triển một số làng văn hoá, tổ chức lễ hội dân tộc và các hoạt động ăn hoá đặc trưng của dân tộc Mông. Khu bản Áng đặc trưng cho bản sắc dân tộc Thái. Tại đây có một khu quần ngựa và có thể đi thuyền vào hai khu rừng tại km số 45 và Chiềng Sại, nơi đây người Thái - Mộc Châu và người Lào có cùng một ngôn ngữ.
Cách Mộc Châu khoảng 40 km về phía nam có khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha - Sốp Cộp, nơi đây có nhiều rừng nguyên sinh và nhiều thú quý hiếm như hổ, gấu... là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Thị xã Sơn La:

Thị Xã Sơn La cách thủ đô Hà Nội 380 km về phía Tây Bắc. Đây là trung tâm văn hoá xã hội của tỉnh.
Thị xã Sơn La là một thị xã cao nguyên, ở độ cao 600 m so với mặt nước biển, có suối Nậm Na chảy qua. Cơ sở hạ tầng ở đây khá phát triển và cũng là nơi tập trung phần lớn các cơ sở lưu trú của khách du lịch. Khí hậu ở Thị Xã Sơn La trong lành, mát mẻ. Vì vậy đây là nơi rất thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
Di tích văn bia Quế Lâm Ngự Chế & đến thờ vua Lê Thái Tông
Di tích được phát hiện năm 1965 và được Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng quốc gia ngày 05/2/1994. Di tích đã minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của vị vua hùng tài.

Sau khi đọc văn bia, ngắm bức tranh thủy mặc của thị xã Sơn La, mời du khách vào thăm Thẳm Báo Kế. Cửa hang ở dưới văn bia, xuống mười bậc đá là tới. Vào tới của hang du khách sẽ cảm thấy nhẹ nhàng bởi khí hậu mát mẻ, hang thoáng rộng và cảnh đẹp mà thiên nhiên tạo nên. Ngay cửa hang là một ao sâu được tạo bởi những vỉa đá, giữa ao là một khối đá hình con cá sấu đang vươn lên đớp mồi, trên bờ ao là một chú khỉ đang đùa nghịch và một chú ếch đang trầm tư suy nghĩ. Qua ao là vào trong lòng hang. Hang rộng 5 m, dài 20 m, cao 6 m. Trần hang là những nhũ đá rủ xuống tạo thành những dàn đèn lấp lánh, nhìn sang tay trái là những vỉa đá vôi tạo thành những nhũ đá liền nhau giống như một đoàn quân trùng điệp. Bên phải là đụn thóc khổng lồ được tạo bởi những nhũ đá như những bó lúa vàng xếp tầng tầng lớp lớp thể hiện sự no ấm của muôn dân. Men theo tay phải của cây thóc lên cao khoảng vài bước là những giếng trời và bồn nước được tạo bởi những nhũ đá uốn cong mềm mại. Trên đỉnh cây thóc là một khối đá hình chuông treo lở lửng, khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh trầm ấm. Cảnh đẹp trong hàn như quy tụ được vạn vật trên mảnh đất này.

Nó càng kỳ ảo hơn khi những tia nắng ban mai chiếu vào làm cho các nhũ đá lấp lánh, sinh động.
Ra khỏi hang, rẽ tay phải khoảng 200m du khách sẽ tới Đền Vua Lê Thái Tông. Ngôi đền được khởi công xây dựng vào tháng 9/2001 và khánh thành vào ngày 22/1/2003 để ghi nhớ công đức của Vua Lê Thái Tông. Đền được xây dựng trên diện tích 800m2 theo lối kiến trúc của những ngôi đền cổ Việt Nam, bao gồm các hạng mục: cổng tam quan, sân đền, nhà tả hữu mạc, tòa đại bái và hậu cung. Nằm ở hướng Nam chếch Đông, nên Đền đón được những cơn gió mát mẻ của mùa hè, những tia nắng ban mai và tránh được những đợt gió bấc mùa đông.

Cụm du lịch sông Đà

Du lịch Sông Đà là đến với các công trình thế kỷ, khám phá thời kỳ tiền sử của con người qua các di chỉ khảo cổ, đến với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, cảnh núi cao, sông rộng, rừng xanh ngút ngàn, thác đổ, khung cảnh hoang sơ, đến với những con người thật thà, mến khách, nền văn hóa đặc sắc. Sông Đà chảy qua tỉnh Sơn La dài 280 km với 32 phụ lưu lớn nhỏ. Từ ngàn xưa sông Đà là con đường thông thương giữa nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng, nhân dân dân tộc Tây Bắc nói chung với miền xuôi.

Hồ Tiền Phong:

Hồ Tiền Phong thuộc Xã Mường Bon, Huyện Mai Sơn, nằm sát trục đường quốc lộ 6 cách Thị xã Sơn La 23 km, cách Thị trấn Hát Lót 7 km và cách sân bay Nà Sản 2 km. Quý khách có thể đến Hồ Tiền Phong bằng nhiều tuyến đường khác nhau: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Đi từ Hà Nội theo quốc lộ 6 qua Thị xã Hòa Bình, Thị trấn Mộc Châu, Thị trấn Yên Châu, Thị trấn Mai Sơn, quý khách sẽ đến được với Hồ Tiền Phong. Nếu đang ở Thành phố Điện Biên, quý khách có thể đi xuôi theo quốc lộ 6 qua thị trấn Tuần Giáo, thị trấn Thuận Châu, Thị xã Sơn La. Bằng đường thủy, từ đập thủy điện Hòa Bình quý khách đi tàu thủy tới cảng Tà Hộc và chuyển sang đi tàu hỏa tới thị trấn Hát Lót là đến Hồ. Quý khách cũng có thể đi máy bay từ sân bay Nội Bài và sau 45 phút có thể có mặt tại sân bay Nà Sản. Từ sân bay Nà Sản theo quốc lộ 6 đi xuôi về phía Hà Nội 2 km là đến Hồ.

Đến Hồ Tiền Phong, một trong những điều đặc biệt hấp dẫn quý khách là được du ngoạn trên mặt Hồ bằng thuyền chèo tay, thuyền đạp chân hay thuyền máy. Quý khách có thể đem theo cần câu thả mồi để câu cá dưới hồ như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen, các trôi, cá mè.

Thác Dải Yếm

Thác nước Bản Vặt, một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rừ rất xa xưa của tộc người Thái ở vùng đất Mường Sang xưa, Mộc Châu ngày nay. Có thể nói đây là một cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng cho chủ nhân vùng đất này. Ngoài tên gọi dân dã trên, thác nước này còn có tên gọi khác như thác Nàng, thác Dải Yếm, nhằm ví vẻ đẹp của thác nước như xuân sắc của người con gái tuổi trăng tròn
Bản Mòng
Bản Mòng là một địa điểm du lịch sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng hấp dẫn thuộc xã Hua La, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La.

Điều đầu tiên mà du khách cảm nhận được là cảnh quan thiên nhiên đẹp, sơn thủy hữu tình nơi đây. Những dãy núi nhấp nhô như thân rồng uốn lượn soi mình xuống dòng Nậm La. Trên các sườn đồi cà phê, mơ, mận, thông, tre mọc um tùm. Xa xa là rừng cây với các loại gỗ quý: đinh hương, sến, nghiến, thông, trẩu….và hàng chục loài hoa phong lan với nhiều màu sắc. Vào độ xuân về, hoa mơ, hoa mận và hoa ban đua nở trằng rừng với từng bày ong bay tìm mật tạo nên không khí vui nhộn. Khi đông về, hoa vông gai nở đỏ rực bên sườn đồi như tô điểm cho những ngôi nhà sản lợp ngói đỏ. Cái rét se lạnh cũng là thời điểm lý tưởng để thả mình trong dòng suối nước nóng.

Hang dơi

Đến với Mộc Châu, đến với Sơn La, ta không quên được thắng cảnh “Hang dơi”. Hang Dơi nằm về phía Đông-Bắc của thị trấn với diện tích là 6.915 m2. Từ Hà Nội lên thị xã Sơn La theo quốc lộ 6 di tích nằm ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu, ở dãy núi bên tay phải cách đường quốc lộ 6 là 165 mét. Từ quốc lộ 6 lên tới hang ta phải leo 240 bậc là tới cửa hang. Đường tới hang được tạo dáng uốn khúc, uyển chuyển làm dịu đi nỗi mệt khi du khách phải đi lên cao.
Hồ Chiềng Khoi
Hồ Chiềng Khoi thuộc Bản Pút, Xã Chiềng Khoi, Huyện Yên Châu, Tỉnh Sơn La. Từ trung tâm thị trấn huyện Yên Châu về phía Nam 4 km, Hồ Chiềng Khoi có diện tích 40 ha hiện ra như một con nhện khổng lồ.
Hồ Chiềng Khoi là một điểm du lịch sinh thái - văn hoá ngày càng hấp dẫn du khách

Khu di tích lịch sử Nhà ngục Sơn La & Bảo tàng Sơn La

Nhà ngục Sơn La nằm ngay trung tâm thị xã Sơn La, trên đỉnh đồi Khau Cả, nơi bao quát toàn cảnh thị xã Sơn La. Đây là một di tích lịch sử nổi tiếng gắn với Bảo tàng Sơn La và tạo nên một điểm thăm quan được rất nhiều du khách ghé thăm.
Đến với khu di tích lịch sử này, du khách cũng sẽ có những kiến thức bổ ích khi được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo của 12 dân tộc được trưng bày trong Bào tàng Sơn La hoặc có những giây phút thảnh thơi khi đi dạo trên những con đường rợp bóng cây bên ngoài nhà ngục, phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh thị xã Sơn La ngày nay đang đổi mới đi lên.

Sơn La có 12 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái có truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, du khách có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ về giá trị văn hóa của các dân tộc Tây Bắc có những điệu xoè, ngây ngất men rượu cần làm say đắm lòng người.
Du khách có thể đến Sơn La bằng đường quốc lộ 6 từ Hòa Bình, quốc lộ 37 từ Yên Bái, quốc lộ 279 từ Lào Cai, bằng đường hàng không Nội Bài - Nà Sản, hoặc theo đường thủy tuyến lòng Hồ Hòa Bình - Sơn La (qua Cảng Tà Hộc) để được ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ sơn thủy hữu tình của vùng phía tây Tổ quốc.

Theo Chudu24, Dulichsonla

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét