Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Đặc sản vùng núi Tam Đảo

Rượu Chít Tam Đảo

Vườn Quốc gia Tam Đảo chập trùng núi cao với trăm suối ngàn khe cùng bát ngát những cánh rừng hỗn giao xen kẽ các vạt rừng nguyên chủng. Rừng chít cũng là đặc điểm rất riêng của vùng núi đồi Tam Đảo.

Rừng cỏ lau thường mọc trên đồi cao còn rừng cỏ chít mọc ven các khe suối và tạo thành các cánh rừng phủ kín những bãi bồi. Cây chít cho lá gói bánh cho hoa râm chổi và còn cho một món ăn đặc sản quý giá. Đó là con sâu chít, một vị thuốc bổ tráng dương, một món ăn quý hiếm thường được ví vơi `Đông trùng hạ thảo" trong thuốc bắc của Trung Quốc.

Bà con các dân tộc ở miền Tây Bắc như Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy… cho biết mùa khai thác sâu chít kéo dài tháng 4 đến tháng 7 dương lịch, đấy là khoảng thời gian ấu trùng sâu chít ăn đọt non cây chít. Lá chít rừng được bà con hái về gói bánh đồng thời bắt sâu chít về ngâm rượu chít. Trong bụi chít, tìm ngọn cây nào bị héo úa là bóc ra sẽ bắt được con sâu đang nằm gọn giữa thân cây. Con sâu chít màu trắng ngà chỉ dài chừng hai đốt tay giống như con tằm nhỏ. Mỗi buổi luồn rừng dù tích cực cũng chỉ bắt được vài chục con/người.

Rượu Chít này còn có tên gọi khác là Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Con sâu chít đem về có thể thả ngay vào chai với số lượng không hạn chế, đổ đầy rượu ngâm chìm rồi đặt vào góc tủ. Khoảng một tháng sau sẽ trở thành rượu bổ với màu trông hơi trắng ngà. Rượu này rất phù hợp với những người đàn ông bị " bất lực.

Những ai cẩn thận và cầu kỳ hơn thì thả sâu chít còn tươi vào nước muối pha loãng, rửa sạch vớt ra cho ráo nước. Dùng gạo nếp thơm cho vào chảo rang vàng rồi rắc lần lượt sâu chít vào tiếp tục đảo cùng gạo nếp đến khi các con sâu chít đều cùng chín vàng như gạo rang thì lấy ra cho vào ngâm rượu hoặc để dành dùng dần. Rượu này có màu vàng bắt mắt và rất thơm ngon.

Con sâu chít ở Tam Đảo vừa là vị thuốc vừa là thực phẩm quý hiếm và rất bổ dường đối với cả những người mới ốm dậy. Trẻ nhỏ và người già suy dinh đường nếu thường xuyên được bồi dưỡng bằng sâu chít hấp cách thủy cùng lòng đỏ trứng gà sẽ rất nhanh lại sức.

Các cụ già Ở đây còn kể lại rằng: Từ thời xưa các quan lại thường khuyến khích dân sở tại vào rừng bất sâu chít về nộp cho Viện Thái Y của triều đình, mỗi lạng sâu chít được thưởng gần 1 lạng bạc, vừa có thuốc quý vừa góp phần bảo vệ rừng xanh.
 
Thịt tái bò kiến đốt


Có thể khẳng định Thịt bò tái kiến đốt là món ăn độc đáo và đặc sắc nhất của vùng núi phía bắc. Hương vị, cách chế biến và thưởng thức món ăn này đều mang một phong cách rất riêng, tất cả đều xuất phát từ phong tục, văn hóa ẩm thực riêng của con người nơi đây.

Với cái tên nghe đã khiến thực khách phải tò mò muốn thưởng thức. Khi ăn rồi thì sẽ nhớ mãi và đặc biệt ấn tượng với với cách chế biến của món ăn này.

Thịt bò hoặc bê vừa mới mổ xong người ta cắt mỗi miếng từ 1-2kg, sau đó chọn những ổ kiến thật to ở trên cây (kiến ở dưới đất sẽ không đảm bảo vệ sinh) rồi để những miếng thịt vào cạnh tổ kiến, chọc cho lũ kiến bung ra, khi đó tất cả lũ kiến hung dữ sẽ bâu vào miếng thịt và cong đuôi đốt chán chê, thậm chí người ta có thể mang mỗi miếng thịt để vào một tổ kiến khác nhau như vậy khi ăn sẽ có được nhiều hương vị: kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt có mùi thơm...

Tiếp theo, miếng thịt bò được mang xuống rửa sạch bằng nước muối nhạt, để ráo nước, đem nướng chín tái trên bếp than hồng rồi mang ra thái miếng mỏng cho lên đĩa. Nhưng không chỉ có thế, các nguyên liệu ăn kèm và cách ăn cũng rất công phu, ngoài các loại rau sống ăn kèm thì không thể thiếu được chuối xanh và rau ngổ. Chuối xanh rửa sạch, để cả vỏ và thái lát cho vào bát nước cùng với một chút nước cốt chanh.

Cuối cùng là nước chấm. Người dân ở đây dùng một loại tương làm từ ngô và đậu, pha thêm gừng băm nhỏ và một chút đường. Khi ăn dùng tay đặt miếng thịt bò trên rau sống, tiếp theo là một lát chuối nhỏ và một chiếc rau ngổ đặt lên trên sau đó cuốn chúng lại nhúng vào bát nước chấm và thưởng thức.
Khi ăn hương vị của mỗi miếng thịt cũng khác nhau vì mỗi loài kiến đốt cho một hương vị riêng biệt. Đó quả là hương vị mà khi ăn xong sẽ còn nhớ mãi về vùng đất này.

Ăn thịt bò tái kiến đốt không chỉ tốt cho tiêu hóa mà nó còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh thần kinh hoặc thấp khớp. Theo Đông Y thì nọc kiến rừng cũng là một loại thuốc quý.

Theo Food Development Lab, Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét