Mùa hè lên cao nguyên trốn nóng là sự chọn lựa lý tưởng của nhiều khách du lịch. Năm nay, Đà Lạt vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người. Trong số các điểm đến của thành phố cao nguyên này, đi chơi thác Prenn sẽ làm người ta quên đi cái nóng oi bức của mùa hè.
Thác Prenn còn được gọi là Thác Tiên Sa, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20 (cây số 222). Đây là một thác nước nằm dưới chân đèo Prenn cửa ngõ của thành phố Đà Lạt. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.
Theo truyền thuyết do các già làng K’ho kể lại thì tên gốc của thác Prenn là Prềnh (có nghĩa là Cà đắng), sau dân gian đọc trại thành Prenn.
Ngày nay ở khu vực thượng nguồn của thác vẫn còn rất nhiều cây cà đắng mọc hoang. Loại cà này giống như cà pháo nhưng vỏ xanh và có điểm nhiều chấm trắng. Một truyền thuyết khác thì cho rằng Prenn - tiếng Chăm xưa có nghĩa là vùng xâm chiếm. Tên gọi này xuất phát từ cuộc chiến tranh của các bộ tộc người thiểu số sống trên vùng cao nguyên chống lại người Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận) vào thế kỷ 17.
Khi đó, vua Pôrômê áp dụng biện pháp chiến tranh để xây dựng một vuơng triều hùng mạnh . Quân của người Chăm tiến đến vùng Đà Lạt để chiếm vùng đất này của người K’hor nhằm mở rộng lãnh thổ về hướng tây. Cuộc chiến tranh này kéo dài và núi Prenn được chọn là biên giới bảo vệ lãnh thổ. Prenn nghĩa là “vùng xâm chiếm”, còn các tộc dân bản địa như lachr, Chinhk, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”. Từ Đơn Dương (Dran) đến chân dãy núi Prennlà vùng đất thường xuyên bị người Chăm chiếm đóng.
Do đó , các dân tộc ít người của miền đất này cũng bị ảnh hưởng văn hóa của dân tộc Chăm như : K’hor , Chinhk , Churu , Sré…Hiện nay , nơi vùng đất này vẫn còn rải rác một số di tích và tên một số địa danh của Chăm xưa như làng K’Loong , N’Thol …ở Đơn Dương và ở Đức Trọng.
Trước đây , thác Prenn cũng từng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của vua Bảo Đại , Ngô Đình Nhu trong những lần đi săn bắn và tiếp các bộ tộc người ở cao nguyên này.
Những năm trước và sau năm 1970 , rất ít du khách đến tham quan , ngoạn cảnh ở khu du lịch thác Prennvì lý do chiến tranh và có tin đồn voi , cọp phá chuồng về rừng nên chẳng ai dám đi thăm cảnh đẹp của núi rừng nơi đây . Đến năm 1978 , thắng cảnh thác Prenn được khôi phục để đón du khách du lịch đến vui chơi .
Đến nơi này, du khách sẽ thấy thác Prenn như một màn nước đổ nhẹ từ độ cao 10m xuống một vực nhỏ, xung quanh là rừng cổ thụ nguyên sinh. Dòng suối từ đây xuôi chảy rì rào len giữa đồi thông bạt ngàn gió reo vi vu, hai bên bờ hoa rừng nở với những sắc màu hoang dã, lãng mạn. Hiện nay, khách du lịch có thể thuê thuyền cao su bơi dọc theo suối hoặc đi xe ngựa vòng quanh khu du lịch hay cưỡi voi băng qua đồi thông rất thú vị. Rải rác dài theo suối Prenn là những chòi trại cất theo kiểu nhà người dân tộc, có bán nước giải khát, thức ăn đặc sản miền cao nguyên. Khu du lịch thác Prenn còn có nhà hàng ẩm thực đủ phục vụ 200 khách.
Để vào cận thác, khách du lich phải đi qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác nghiêng theo triền đồi có nhiều loài hoa đẹp như Anh thảo, Thiết mộc lan, Xác pháo, Mi - mô- sa, Dã quỳ, Pơ-lang... Nếu mua vé, khách du lịch có thể đi ngang qua dòng thác bằng cáp treo để ngắm khói sương nghi ngút, nước chảy rì rầm, hoa cỏ xinh tươi và nếu giàu tưởng tượng nghĩ rằng mình lạc vào chốn đào nguyên, tiên cảnh.
Về đêm, khách có thể tham gia tour dã ngoại đốt lửa trại. Trong ánh lửa bập bùng, trong tiếng cồng chiêng thôi thúc, khách du lịch sẽ được thưởng thức những vũ điệu núi rừng của người dân tộc bản xứ. Các cô gái Chil, K’ho, Lạch uyển chuyển, khỏe khoắn trong điệu múa mừng lúa mới, tạ ơn Giàng, cầu mùa màng tươi tốt, khách du lịch sẽ thấy dào dạt những cảm xúc khó quên! Ở khudu lịch thác Prenn, khách du lịch còn có dịp khám phá giếng Sữa Mẹ Âu Cơ, hồ Long Mạch, đàn đá, chiêng đá, bàn Cô Tiên, miếu thờ Thần Lúa...
Trên ngọn núi thấp cạnh thác Prenn có đền thờ Âu Lạc. Đường lên đền thờ Âu Lạc được đổ bê tông thành những bậc tam cấp. Đền Âu Lạc mô phỏng theo cấu trúc đền Hùng ở Phú Thọ gồm có Đền Thượng và Đền Hạ. Ngay trước Đền Thượng có biểu tượng Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ với 100 quả trứng là 100 hòn đá cuội lớn được đem từ Ninh Thuận lên. Tại Đền Hạ thuộc Khu tưởng niệm vua Hùng (thác Prenn) có trưng bày hơn 90 trong số 150 hiện vật do UNESCO hiến tặng bao gồm nhạc khí, vũ khí, trang sức, công cụ lao động, vật dụng sinh hoạt... thời các vua Hùng.
Dòng thác Prenn từ lâu đời đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Lâm Đồng. Năm 1998, thác Prenn được Bộ VHTTDL công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia. Đến với thác Prenn, khách du lịch sẽ thấy thanh thản giữa khung cảnh núi rừng hoang dã, khám phá được nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Tây Nguyên. Từ thác Prenn, khách du lịch có thể đi chơi thác Datanla, thác Voi, thác Cam Ly, thác Hang Cọp... nằm trong bán kính cách thành phố Đà Lạt chừng 15km trở lại.
Du lịch, GO! - Theo DalatTravel, Thuyngakhanhhoa, ảnh internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét