Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Một chuyến vượt đường Trường Sơn, nhánh Tây (Phần 2)

Đèo Khu Đăng (còn gọi là Khe Đăng) dài hơn 10 km. Vùng này là vùng đồi đất, cây cối thưa thớt. Nhìn trên GPS, con đường đèo vẫn gần với biên giới Lào.
Trong mùa mưa bão, cung đường Hồ Chí minh có nhiều điểm dễ bị trượt, sụt lở. Theo điều tra chi tiết của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản tiến hành khảo sát đánh giá tại một số đoạn cho thấy nhiều đoạn có nguy cơ trượt lở đất rất cao và sẽ xảy ra thường xuyên vào mùa mưa như:

- Đoạn đèo Đá Đẽo - Tây Gát dài 9km thuộc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 04 điểm trượt lở taluy dương quy mô lớn, từ 1.000 đến hơn 100.000m3 tại các vị trí: Km 518, Km 517+300, Km 515+800 và Km 514+600.

< Qua đèo Khu Đăng rồi thì tới cầu Tăng Ký, và gần đó, núi Vịt Thu Lu. Năm 1961, tại con suối nhỏ này, có những người gùi hàng trên lưng, bí mật mở con đường sang Lào, về sau phát triển thành hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh.

- Đoạn Bắc đèo U Bò dài 29 km thuộc địa phận xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 01 điểm trượt tại Km 30 quy mô rất lớn, 2 điểm trượt tại các điểm Km 40+700 và Km 46+100, gần 30 điểm trượt, đổ lở quy mô vừa và nhỏ.

< Từ đầu phía bắc cầu Tăng Ký, có con đường rất tốt (đường 10 cũ) đi 33km ra đường Trường Sơn Đông.

- Đoạn đèo Khu Đăng dài 10km thuộc địa phận xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận 03 điểm trượt có quy mô rất lớn, tới 350.000m3, trên đoạn Km 117 - 118 có nguy cơ tiếp tục trượt các khối tương tự.
< Đoạn này rải rác có nhà.

- Đoạn đèo Cổng Trời dài 31km thuộc địa phận các xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình và Hướng Lập, huyện Hương Hoá, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 15 điểm trượt quy mô vừa đến lớn tại Cầu Khỉ - Km 152, Km 154+800, Km 161, Bản Mới - Km 170.
< Không nhiều, nhưng rõ ràng là nhà dân...

- Đoạn đèo Sa Mùi (Sa mù) dài 22km thuộc địa phận các xã Hướng Phùng, huyện Hương Hoá, tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận 13 điểm trượt quy mô nhỏ và vừa, 03 điểm trượt quy mô lớn đến rất lớn tại Km 185+600 và Km 266+200. Tại các điểm này còn có nguy cơ xảy ra hai khối trượt quy mô 60.000 - 80.000m3 và 35.000 - 45.000m3.
< Đây là khu vực làng Ho, nơi từng có bộ chỉ huy đàn 559 Trường Sơn.

- Đoạn đèo Hai Hầm dài trên 25 km thuộc địa phận xã A Roằng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận 28 điểm trượt, trong đó có 24 điểm lớn và rất lớn...
Đa phần những nơi dễ sụp lở này đều có biển báo cảnh giác.
< Nhà 3 tầng ở làng Ho.

Một phần nguyên nhân gây xói lở này cũng do người dân đã đốt rừng làm nương ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của tuyến đường. Trong khi chưa có giải pháp nào tốt hơn để đảm bảo cuộc sống, các địa phương vẫn phải chấp nhận để người dân chặt cây, dọn cỏ làm nương nên khó bảo vệ bề mặt sườn dốc...
< Dòng chữ bên đọc là 'cầu Long Đại Tây'. Có một cây cầu 'Long Đại Đông' trên đường Trường Sơn nhánh Đông.
< Từ cầu Long Đại Tây, nhìn về phía tây.
< Ngã ba có tấm bia này là ngã ba đường 16. Đường này rất xấu, không đi được trong mùa mưa.
< Từ nơi này bắt đầu lên một cái đèo rất cao.
< ... lại sương mù, lạnh, và gió ào ạt.
< Với vách đèo là nhiều con suối lớn nhỏ...
< Đường nói chung rất tốt, chỉ một hai đoạn ngắn hơi xấu do lở đất...
< Trên ta luy, có trồng một loại cỏ chống sạt lở. Nhưng với những dốc núi dốc đứng như vậy thì chuyện sạt lở là chuyện dài không có hồi kết.
< Những ngả ba không bóng người...
< Đường vắng lặng giữa rừng, Thỉnh thoảng, cây cầu nhỏ, cầu Chà Lỳ. cầu Sê Băng Hiên...
< Vắng lặng đến xót lòng...
< Ngã rẽ ra cửa khầu phụ Tà Rùng.
< Lên cái đèo cuối cùng, đèo Sa Mù.
< Gió lạnh phần phật trong trời đầy sương...
< càng lên cao càng đậm đặc.
< Cho đến lúc đổ đèo thì sương tan dần...
< và lần đầu tiên trong ngày được thấy nắng phía xa xa...
< Con đường trở nên rực rỡ.
< ... như trong giấc mộng...
< Và tới lúc hết đèo...
<  Bắt đầu vào thế giới văn minh ở Khe Sanh. Chúng tôi đi xe máy từ thị trấn Phong Nha lúc 7g sáng, chạy khoảng 230km để đến Khe Sanh (ngã ba với đường 9) lúc 5g chiều. Đường không dài nhưng nhiều đèo cao, rất cao, nên bạn khó đi nhanh hơn được.

Xem phần 1

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Buungon sites.google, web Quangbinh và nhiều nơi khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét