Già làng Vi Thành Tâm: Những cô gái làng nhờ tắm ở dòng Suối thần này mà cô nào cũng trắng hồng không cần đến một thứ mỹ phẩm nào hết.Bản dân tộc Thái thuộc xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An ai cũng biết những câu chuyện về dòng “suối thần”. Những câu chuyện này đã tồn tại hơn 200 năm nay và có rất nhiều điều kỳ bí không thể lý giải.
Suối Khe thần
Suối Khe thần ăn sâu từ trong đỉnh núi Bồ Bồ cao chót vót. Nguồn nước chảy ra từ đây được xem là “mạch thần” và đi qua các bản của đồng bào dân tộc Thái thuộc xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, tạo thành một dòng suối.
Xung quanh dòng suối thần này tồn tại rất nhiều câu chuyện. Theo một già làng ở đây thì ngày xưa khu rừng này có rất nhiều hổ dữ. Đêm đêm hổ dữ lại lao xuống làng để bắt heo, thậm chí ăn thịt người. Nhưng khi đến khe này thì hổ dữ thường sợ và không dám qua. Câu chuyện đó hợp với với nhiều câu chuyện kỳ bí khác đã khiến người dân bản làng gọi con suối đó là “suối thần”.
Cái tên đó chính xác có từ bao giờ không ai biết. Các già làng cũng chỉ biết nó có từ rất lâu rồi. Hàng năm “suối thần” là nơi cúng tế của đồng bào nhiều dân tộc khác nhau, nhưng chủ yếu là người dân tộc Thái. Lễ tế cũng thường diễn ra rất rầm rộ. Theo những người làng thì nếu mình không cúng tế thì bản làng cũng gặp vận hạn bởi “suối thần” thiêng lắm, đây là nguồn đổ về của hàng trăm ngọn núi thiêng.
Cách “suối thần” 500m đi sâu vào có một ngọn núi, người ta gọi là núi “Khe mài”, vì bất cứ viên đá ở ngọn núi này mà mài dao đều sắc bén. Nước ở suối thần chảy ra từ một “mạch thánh” đã tồn tại hơn 200 năm nay. “Mạch thánh” này con người chưa ai đặt chân tới và nước chảy ra từ đây không khi nào ngớt kể cả mùa hạn hán. Nhiều người còn đồn rằng trên đỉnh núi có một giếng thần và có cá vàng. Nhưng cho đến bây giờ thì ngọn núi này chưa được khám phá và nhưng câu chuyện về nó đang là những vấn đề gây xôn xao.
Hổ cũng sợ “suối thần”
Theo những người già trong làng thì từ bao đời nay đồng bào dùng nguồn nước này ăn uống và sinh hoạt. Nhưng điều kỳ lạ là khi dùng nước ở đây thì rất ít khi bị ốm đau hay bệnh tật gì. Thế nhưng muốn lấy nước để dùng thì phải làm lễ xin nếu không sẽ bịt thần núi phạt.
Nghe vậy chúng tôi cũng rợn gáy khi lội qua dòng suối. Cũng thật kỳ lạ, lúc chúng tôi đến bản giữa cái nắng hơn 41 độ C, nhưng nước suối còn lạnh hơn nước đá. Chúng tôi tìm gặp già làng Vi Thành Tâm để được nghe nhưng câu chuyện về “suối thần”.
Già Vi kể: Dòng suối này đã tồn tại hơn 200 năm nay. Nó là thung lũng của thần núi, là huyết mạch của các ngọn núi xung quanh. Ngày xưa đây là một thung lũng có rất nhiều hổ dữ thường về hại người, nên dân làng làm lễ cầu nơi dòng suối để hổ không vào làng phá hoại.
Các cô gái trắng hồng nhờ tắm ở suối thần
Kẻ nào trong bản mà trộm cắp gây rối, làm nhiều điều xấu thì cả làng sẽ ra cầu ở suối thần cùng những lời thần chú thì kẻ đó sẽ phát điên ngay. Theo già Vi thì những trường hợp này không hiếm. Cách đây mấy tháng có hai kẻ từ xuôi lên nằm vùng để chuyên hại làng nên làng đã làm lễ cầu và chúng phát điên ngay sau đó. Ông cũng cho biết những kẻ này muốn hết điên thì phải sắm lễ đến suối cầu thì may ra mới khỏi. Con cháu bản làng đi thi ra cầu hiếm thấy ai không thành.
Để chứng minh thêm cho sự kỳ diệu này Già làng Vi Thành Tâm chỉ chúng tôi đi xem các cô gái làng nhờ tắm ở dòng suối mà cô nào cũng trắng hồng mà không cần đến một thứ mỹ phẩm nào hết. Ông còn cho biết, năm nào dân đói thì thường ra làm lễ cầu. Khi cầu xong, thì cá ở dưới suối bỗng xuất hiện đủ cho làng ăn cả năm.
Bên cạnh dòng suối còn có cây đa mấy trăm năm tuổi. Cây đa này đã từng bị Mỹ dội bom lên nó hàng trăm lần nhưng nó không chết và ngày càng trở nên linh thiêng nhờ sự tưới mát của “Suối thần”. “Nếu ai mà trèo lên chặt nhành cây thì về nhà sẽ tự dưng mà ốm chết thôi, cái này nhiều người bị lắm. Cái này không phải chuyện đùa đâu. Cách đây một năm có hai tên đi rừng làm láo dám chặt cây đa mấy nhát tự dưng bị sét đánh vào ngọn cây khiến hai tên mê man” - Một người làng kể.
Theo 24H
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét