Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Ninh Thuận Đẹp Toàn Tập (Phần 2)

CHAPTER 3: CÀY TRÊN ĐẤT CÁT, QUẰN QUẠI TRONG NẮNG, LẾT CÙNG CON DỐC VÀ PHÊ CÙNG HẢI ĐĂNG

Rời Bàu Trúc với lời cảnh báo của người nghệ nhân nổi tiếng, cũng như những thông tin đã từng xem trước trên mạng là… sẽ lội bộ dưới cái nắng có tiếng của miền Ninh Thuận…

Nhưng có lẽ phải tận mắt chứng kiến mới phê được những lời cảnh báo của mọi người. Mà nói chung là do xui xẻo nữa K

Vượt thêm 5-6km trên quốc lộ 1A, tới làng chăm Văn Lâm và men theo con đường độc đạo heo hút hiu quạnh chỉ mình ta với ta (ở Ninh Thuận toàn mấy con đường như thế L) mà chất lượng mặt đường thì không được tốt lắm.

Chạy miệt mài giữa hai hàng xương rồng, gió lạc tay lái, núi non trọc lóc, khô đặc…..có ngôi chùa với nhiều bức tượng vàng vàng lắm….không biết có dát vàng hay không ^^ ngự trị trên nhiều hòn đá to đùng, to lắm.

Cứ hòn nào to là có một tượng trên đó như là điểm xuyến cho một khu khô khốc và nghèo nàn như thế.

Vượt thêm 5-6km trên quốc lộ 1A, tới làng chăm Văn Lâm và men theo con đường độc đạo heo hút hiu quạnh chỉ mình ta với ta (ở Ninh Thuận toàn mấy con đường như thế L) mà chất lượng mặt đường thì ko đc tốt lắm.

Chạy đụng tới núi Đại Bàng (có cái mỏm đá như Mỏm Đại Bàng nên gọi thế) thì có 1 ngã rẽ, lúc này mới phát hiện xe mềm bánh, đag lo lắng vì ở khu này mà tịt bánh là coi như toi….dắt bộ xì não luôn….

Nhưng mà trời thương, có 1 tiệm sửa xe ngay gần đó nên bay vào bơm liền và cứ thế tiếp tục vi vu trên đoạn đường đầy nắng gió và cát, đi từ cát trắng sang cát đỏ lè, thậm chí còn có cung đường phân nửa đường là cát trắng và nửa còn lại là cát đỏ…
Đẹp và Phê!

< Con đường cát đau khổ.

Đi hoài đi hoài cũng 7-8km thì từ xa xa đã thấy nhưng dải sóng biển xanh ngắt , xanh như biển Bãi Dài ngoài Nha Trang đó.

Rồi thì bên cái bãi biển xinh tươi và mơn mởn đó là 1 làng chài, làng chài Sơn Hải….nhìn rất là thích với cổng chào của làng nhìn khá lạ…..và cũng lần đầu tien mình tới làng chài mà có cổng chào đón ^^

Rồi thì các con đường ngoằn nghèo bên các hàng rào treo đầy các thể loại lưới, các thể loại hải sản phơi khô, các thể loại thùng thúng…

Đi hết con đường làng chài là ra 1 khu vực đồi cát, đó chính là đồi cát di động Phước Dinh , với cát trắng và bãi biển dài nhưng khá dốc, đồi cát di động này luôn luôn thay đổi hình dạng và nó đặc biệt hơn đồi cát khác là có rất nhiều vũng nước to với nước trong, lúc mình tới là có 3 đứa bé đang tắm…
< Biển Phước Dinh xanh vật vã.

Mà thật ra khi đi tới khu vực đồi cát này thì hoàn toàn không còn nhà dân nào cả, chỉ có các láng trại hoang tàn tốc mái, sập tường hay rách bươm các tấm bạt che chắn.

Nó giống như những ngôi nhà cũ nhưng không thể chịu được gió biển, hay 1 cơn sóng thần ngập lụt gì đó đã để lại hàng loạt ngôi nhà như thế trên khu vực đồi cát Phước Dinh.
Và rồi, sự vận động mang tính bắt buộc của ngày đầu tien đã bắt đầu xảy ra ^^ Men theo con đường cát (đúng nghĩa đường cát) 1 cách chật vật vì vừa gió vừa bị lún cát, xe cứ phải đề số 1 mới lết được những đoạn cát dày.

Rồi thì hỡi ơi, một đoạn đường đạ bị sóng biển đánh dạt đi.
< Phải vòng ra bãi cát bờ biển và hoàn toàn ko chạy được, phải dắt bộ 1 cách mệt nhọc.

Ban đầu định bỏ xe đó luôn đi bộ, nhưng sáng suốt là chạy ra hỏi các anh đang câu cá ngay bờ biển là bỏ xe ở đây đc không? Thì các anh bảo…..thiệt ra là các anh sựng sờ và hoảng vì……thiệt sự là đường còn xa mà bỏ xe ở đây thì bó tay nên phải cố gắng dắt bộ tiếp, vừa dắt vừa đề số 1, 2 chị em vận động hết sức binh sinh cơ tay cơ chân chống đẩy để đẩy chiếc xe lên các đoạn dốc cát cao… rồi thì cũng trở lại con đường cát ban đầu phía bên kia đoạn đứt gãy giữa chừng. Chuyến đi kỳ thú

Đi 1 đoạn nữa thì gặp một đoạn cát tràn ra cao quá, không thể nào dắt xe đi đc tiếp nên đành bỏ xe lại...
… lết bộ trong cái nắng chan chản xứ chảo lửa giữa trưa nắng, nghĩ lại thấy là quá sức ngông dại đi mà. 1km rùi 1km rưỡi cũng tới được phía cuối con đường đó là láng trại của gia đình giữ xe của các công nhân cũng như đi tham quan Hải Đăng Mũi Dinh. Ồ yeah…..

Tới nơi chỉ có muốn nằm xòe ra, rồi chưa ăn trưa nên kiu ngay 2 bát mì, húp ừng ực, 2 ly nước đá uống ừng ực, lau mồ hôi….lúc đó cảm giác không thể nào phê hơn. Sau đó hỏi thăm tình hình thì biết là ngoài 1 đoạn gần 1km đi trên bãi cát hoàn toàn (mệt đây) thì sẽ còn leo dốc thêm 2km nữa mới tới được hải đăng….Toàng Toàng…..ui mẹ ơi…Hải Đăng có gì mà phải cực khổ như thế…
Nhưng không sao….dặn lòng là đã tới đây thì phải chinh fuc cho bằng chị bằng em…..Gru gru…

Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần cuối

Du lịch, GO! - Theo Pjmaste - forum Phuot.com

Ninh Thuận Đẹp Toàn Tập (Phần 1)

NGÀY 1: NHỌC NHẰN TRÊN ĐẤT CÁT
.
CHAPTER 1: TÀU HỎA = ĐI TÀU VÀ BỐC “HỎA”
Ninh Thuận, có lẽ khá là mờ nhạt về việc name mention chứ chưa nói về việc du lịch. Cũng đúng thôi, nằm ở vị trí quá đắc địa, cứ như là tâm của tam giác với 3 đỉnh là Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, cách đều 100-150km. Thế thì ai cũng đi “đỉnh” mà quên mất “tâm”. Cho nên đi du lịch mà rất là thoải mái về giá cả, không xô bồ, chờ đợi động đúc, mà cảnh đẹp vẫn ngang ngửa các “đỉnh”.

Trở lại với khâu chuẩn bị chuyến đi. Khá là buồn vì kì này không tụ tập bè nhóm phe phái để cùng hú hí chung trên các cung đường. Du lịch thời bão giá với vấn nạn “vãi xăng” làm cho các bạn thắt thóm khâu tiền bạc hơn, cùng với việc bạn của mềnh toàn làm thứ 7 nên không đc nghỉ nhìu để đi hú hí. Nên chuyến này phải đi 1 mình với người chị yêu quí quá độ hôn nhân của mình.

À……đã thời bão giá mà còn phải tốn thêm “ngu phí” do lần đầu đi TÀU HỎA. Haizzz, tưởng mùa du lịch ở Ninh Thuận sẽ khó thuê xe máy nên chực chờ ý định đi TÀU HỎA 1 lần cho biết sẵn tiện quăng xe máy theo, tiết kiệm chi phí thuê xe máy.

Dẫu biết lần đầu đi TÀU HỎA, nên phải cảnh giác, gọi điện lên PHÒNG THÔNG TIN của GA SÀI GÒN. Mọi người NOTE lại đoạn này nhé! Gọi lên hỏi giá vé ghế cứng ghế mềm (nghĩ là đi có 6-7 tiếng nên nằm chi cho tốn tiền), thế là chị gái lừa tình nào đó báo giá vé rất chi là dễ chịu 129k….Phí xe máy đem theo là bao nhiêu? “Rẻ mà em ! Chỉ có khoảng 70-80k thôi à”……Phấn khởi đu điện…..Duyệt….không cần phải thuê xe máy làm gì……đi TÀU HỎA thôi…..

Chuyến đi kỳ thú
Bon bon xe máy sau giờ làm hẹn hò cùng chị gái yêu quý của mềnh đến GA…ngồi chờ……10’…20’…rồi 1h15’ thì tới lượt của mình mua vé…..và ự ự…..”giá vé 179k…..hết ghế cứng rồi”…..Toàng Toàng Toàng <sét đánh ngang tóc, sung rền vang tai> là sao ta ??? Bị dôi chi phí lên 100k cho 2 lượt đi rồi…..Kì này thúi hẻo rồi ! Biết sao được….mua thôi !

Kiềm chế ! Trong đầu bần thần suy nghĩ…..giờ làm sao…..không lẽ ra đó thuê xe máy……Không được…Mình chọn đi TÀU HỎA là để tiết kiệm chi phí thuê xe máy mà. Thế là lọt chọt chạy lai khu hành lý và đúng là cước phí xe máy chỉ có 70 - 80k, nhưng thùng gỗ, bao bọc là 125k, bốc xếp 20k suy ra tổng cộng là 250k cho 1 chiếc xe / 1 lượt đi ! Awwww Awwww Awwww <há họng to, răng sắc bén, ngoạm ngoạm và ngoạm>
Và nỗii ám ảnh đi TÀU HỎA là LẮC LƯ, ỒN ÀO và quan trọng là……..LÂU VÃI XĂNG...

CHAPTER 2: DU LỊCH “ĐỒNG BÓNG” VÀ NHỮNG CON NGƯỜI THÂN THIỆN

Sỡ dĩ gọi du lịch “đồng bóng” là vì trong buổi sáng ngày đầu tiên, nó chả giống những chuyến du lịch trước đây của mình. Nó khá là nhẹ nhàng với những việc tìm hiểu kiến trúc, nghệ thuật, thủ công, mỹ nghệ, nông nghiệp…..nghe thôi là thấy ko có hấp dẫn tí nào khi mà những chuyến đi trước là leo ghềnh xuống biển, xông pha trận mạc, chém gió xé bão….Nhưng……khoan đã……vì có những con người tốt bụng và một ngẫu hứng hay tình cờ nào đó. Chúng tôi đã được diện kiến vài nhân vật đặc biệt !

À….kể thêm là vì ngu phí TÀU HỎA mà dây mơ rễ má phải tốn thêm ngu phí 100k tiền taxi từ GA THÁP CHÀM vào khách sạn…..HỰ HỰ…..ỨC CHẾ !

Thôi trở lại, tới khách sạn, wow phòng ốc khá ngon, vì mới xây nên phòng ốc sạch sẽ, nệm êm gối ấm, mền mỏng (không hiểu sao mền lại mỏng thế)….và quan trọng máy lạnh cực mới, điện nước tràn trề ^^ mà chỉ có 340k /1 người cho 3 ngày tại Ninh Thuận cả chi phí tiền phòng và tiền thuê xe máy (Wave RS đàng hoàng nha)…..Quá rẻ quá tuyệt…..Điểm 10 cho chất lượng……..Phần quà an ủi cho “ngu dân đi tàu”, nhưng chúng tôi đã hơi đối xử tàn nhẫn với khách sạn này kakakaka (vấn đề này ngày cuối cùng sẽ đề cập tới)…

Bon bon 6km để tới Khu Tháp Polong Garai (tên ông vua được thờ trong Tháp á), mình thích cụm 3 tháp này nhất trong tất cả các tháp chàm tại Việt Nam, nhất là tháp yên ngựa…

Không biết tại sao nhưng nhìn đó khá đẹp và phần mái hình yên ngựa khá là độc. Nhìn chung 3 tháp ngự trị trên đồi cao giữa cái xứ chảo lửa mà vẫn còn tồn tại trơ trọi….khá là buồn…Nhưng nhìn 3 tháp thấy có sự kết hợp kiến trúc khá là hay. 3 tháp nhìn vào nhau…..tự hỏi là tại sao không là 4 tháp nhìn vào nhau ta.

Đường lên tháp và khu vực đầy cây xương rồng (loại bàn chải), nghĩ mà xui xui đi lỡ té vô cái khóm bàn chải đó là coi như…..TOI…..đúng là cái xứ này nó khắc nghiệt tàn bạo….À cái cổng vào tháp là cổng vòm nha……giống như biểu tượng trong kiến trúc gây ảnh hưởng tới 1 số công trình khác tại Phan Rang….nhiều lắm đi đâu cũng thấy. Nhưng mà mấy cái tháp này bi giờ đã được trùng tu 1 cách thái quá, nhìn một số chi tiết cứ mới cạnh, mới cáu, giả giả làm sao. Tự hỏi nếu mà không trùng tu thì giờ chắc nó như lò gạch í nhở…..lúc đó nhìn chắc phiêu hơn.

Còn ông vua trong tháp, hơi bất ngờ vì cứ tưởng là vua Chàm thì mặc đồ hơi giống người Chăm hay là mặc đồ kiểu Thái Lan, Lào gì gì đó….nhưng mà ông vua này đội mão mặc đồ giống người Kinh quá…..mà hình như là đầu không liền cổ.

Chui ra rồi chui vào, đi lanh quanh trên triền tháp, từ lúc vắng người tới lúc cả đống người…..chụp cũng được kha khá hình…kakak…..

Cách đó chưa tới 3km là vườn nho Ba Mọi, ra tới đó khá là nhiềuu vườn nho, nhưng vườn nho Ba Mọi là nổi tiếng nhất vì chính bản thân ông Ba Mọi là người rất tâm huyết với việc nghiên cứu các giống nho tại Việt Nam nên ai cũng biết tới sản phẩm của ông.

Qua chân cầu Móng, rẽ trái là một vùng quê thanh bình với các vườn nho, vườn táo, những con đường làng quanh co đất cát, 1 khoảng sân rộng, 1 buổi họp chợ nhỏ…..con đường uốn quanh đi qua ruộng lúa, đã thấy ngôi nhà khá khang trang nhưng không bề thế quá đáng, không phô trương của ông Ba Mọi….Vì không biết nên chạy quá lố, hỏi đường 1 cô đang đi trên đường, cô chỉ rất là tận tình.

Và chưa kịp cảm ơn thì từ trong nhà, 1 dáng người khăm khăm….cầm 1 cây cuốc, đội 1 cái nón tai bèo, gương mặt đon hậu cùng nụ cười hiền lành hỏi:

“Cháu tham quan hay mua nho?”
“Dạ ! Cháu tham quan !”
“Con vào đây tham quan nè”

Thế rồi dù đang làm việc cày sâu cuốc bẫm gì đó ông cũng gác lại, tận tình đưa vào vườn nho, chỉ từng loại nho, nho làm rượu vang trắng, vang đỏ, nho ăn, nho giống….nho tròn, nho bầu dục, nho oval…..nho Mỹ, nho Pháp, nho Việt Nam…..giới thiệu rất cặn kẽ tới mức…không còn nhớ gì hết.

Nhưng điều đó cho thấy ông rất tâm huyết với nghề và việc nghiên cứu giống nho mới tại Việt Nam. Chả trách thương hiệu của ông lại khá là nổi tiếng tại Ninh Thuận, đi taxi cũng chỉ đến đó, bãi giữ xe Tháp Polong Garai cũng chỉ tới đó. Chưa hết tham quan vườn xong còn được ông Ba Mọi mời nho và mời siro rượu nho…..Yummy Yummy…..Cực kì ấn tượng vì sự hiếu khách và cách làm du lịch như thế này ! Bà con có ghé Ninh Thuận chơi nhớ ghé qua vườn nho Ba Mọi nhé !

Xong rùi, 2 chị em lại rong ruổi trên con Wave RS trên quốc lộ 1A tới làng gốm Bàu Trúc, theo thông tin trên mạng thì có vẻ làng gốm cũng bề thế, vào là thấy liền, nhưng có lẽ do buổi trưa, vào làng gốm nhìn rất hiu quạnh, chỉ có con nít đang tắm trên bờ mương và vài showroom Gốm thôi. Không thấy cái chỗ nào để tham quan hay nhìn ng ta làm cả, quẹo vào những con đường khác thì bắt gặp đc 1 bảng hiệu ghi là tham quan và showroom. Nhưng đó chỉ là ngôi nhà binh thưởng với nhiều các thể loại gốm đang làm dở….Bước vào 1 cách ngại ngùng vì chỉ có 2 chị em chúng tôi đâm đầu vào giữa trưa nắng.

Chỉ có 3 người đang cặm cụi làm. Một người ngồi nặn mấy cái khuyên, 1 người ngồi mài cho nhẵn bong và 1 người khắc hoa văn…..tất cả đều là làm bằng tay.

Cũng đúng thôi. Đây là làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn sót lại mà, với lại ở đây làm gốm ko bằng bàn xoay, ko máy móc gì cả….hoàn toàn bằng tay mà……Cũng hay thật…nhưng nói thiệt ngoài những sản phẩm họa tiết có đầu tư hình người này người nọ, còn lại nhựng lọ gốm binh thường thì hơi xấu….
Đúng là run rủi tình cờ làm sao khi vào đúng ngôi nha của anh nghệ nhân đã xác lập kỉ lục Guiness Việt Nam với 2 bình gốm khổng lồ hiện đang được đặt tại Đại Nam. Và cũng là người được khá nhiều giải thưởng trong nghề gốm sứ tại Việt Nam.

Lại một người nữa tâm huyết với nghề nên đã rất tận tình thao thao bất tuyệt về nghề gốm, về Bàu Trúc và về cuộc sống pha lẫn niềm tự hào cá nhân…..nào là chỗ lấy đất không bao giờ cạn kiệt, nào là làm nhưng doanh thu ko nhiều, nào là khó khăn, nào là giải thưởng, vào trong nhà mở máy vi tính giới thiệu các mặt hàng blah blah blah…
Người Ninh Thuận thật là dễ mến!


Còn tiếp
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần cuối

Du lịch, GO! - Theo Pjmaste - forum Phuot.com

Mẹo nhỏ khi đi du lịch biển

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5 này chính là thời điểm lý tưởng để bạn tung hoành ở biển. Xin mách nước cho bạn vài mẹo nhỏ để chuyến đi biển của bạn thêm hoàn hảo nhé.

1. Cách phòng chống và chữa rộp da

Phơi nắng quá lâu hay tung tăng dạo biển mà không che chắn sẽ có thể khiến làn da của bạn bị ửng đỏ, phồng rộp và bong tróc trông rất xấu. Mẹo để chữa trị rất đơn giản, bạn hãy phần lắng đọng của nước vo gạo xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rộp đó. Làn da sẽ mau chóng được làm dịu và mềm trở lại ngay thôi.

Ngoài ra, mặt trắng trong vỏ cam cũng góp phần giúp lấy đi những lớp da chết sần sùi, bôi tiếp một lớp kem dưỡng nữa là mọi thứ lại ổn như chưa có gì xảy ra.

Bạn cũng cần sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm làm mềm da, các chiết xuất có trong sản phẩm sẽ giúp da không bị khô và hạn chế tình trạng lột da. Ngoài ra, các bạn cần lưu ý là hãy uống cho thật nhiều nước, nước có vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm và duy trì sắc đẹp của làn da.

Nhưng phương cách chắc chắn nhất là nên mặc chiếc áo thun mỏng, dài tay và một chiếc quần thun lửng mỏng ngoài bộ áo tắm. Các áo quần thun này cần có màu sáng: ví dụ như trắng, vàng, xanh dương nhạt... cốt ý giảm hấp thu ánh nắng mặt trời. Đây chính là phương cách thần hiệu nhất để chống phồng rộp, sạm da khi bạn tung tăng trên những bãi biển tuyệt vời.

2. Chống say tàu xe

Nhiều bạn ngại du lịch xa chỉ bởi cái vụ say sưa ngất ngưởng này. Nếu cao dán chống say hay thuốc chống nôn không có tác dụng, hãy xem thử những mẹo sau:

Nếu đi thuyền biển, hãy tìm chỗ ngồi nơi thoáng, ngoài trời, nếu phải di chuyển lâu nên chọn chổ giữa thân tàu, thuyền, vì nơi đó ít trong trành nhất. Khi đi máy bay nên chọn chỗ ngồi trên cánh, tránh ngồi ở phần đuôi vì đó là chỗ hay lên - xuống nhất, mở bộ phận thông gió trên đầu và hướng gió vào mặt mình.
Đi tàu xe, nên nhìn phong cảnh đằng trước mặt, không nên nhìn sang 2 bên, mở cửa kính để có gió (trừ những nơi không khí bị ô nhiễm), chọn chỗ cạnh lái xe hoặc ghế đằng trước để đảm bảo sức khỏe. Quy tắc chung: ngủ sớm ở đêm trước khi đi du lịch, không dùng chất có cồn, gas, không đọc sách báo khi máy bay, tàu xe di chuyển.

  Your Ad Here

Một số biện pháp đơn giản sau đây giúp bạn có thể yên tâm bước lên xe:

* Tinh dầu quýt: Có tác dụng chống co thắt dạ dày, ruột nên chống nôn khi đi tàu xe. Tinh dầu còn giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh. Bạn có thể mua ít trái quýt, ăn từng múi, vỏ quýt gấp lại thành một ống nhỏ nhét vào hai lỗ mũi, hay nặn cho tinh dầu bay vào mũi cũng được. Nếu các hãng lữ hành xịt tinh dầu quýt trên xe sẽ giảm thiểu lượng người bị say xe.

* Gừng: Trước ghế ngồi mà bạn có một ly trà gừng ấm thì còn gì bằng. Trước khi lên xe, bạn mang theo 1 củ gừng tươi đã xắt lát, thỉnh thoảng ngậm 1 lát. Bạn có thể dùng 1 – 2 lát gừng dán lên rốn, băng lại cũng có tác dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ sợ vị cay của gừng.

* Ngồi ghế trước: Để không bị xóc, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước sẽ đỡ say hơn. Chẳng may vẫn choáng váng, hãy nhắm mắt, hít thở sâu và đung đưa người theo nhịp xe lăn. Hãy tập trung vào vấn đề khác: Chẳng hạn kể chuyện tiếu lâm gây cười. Những bạn gái trẻ thường rì rầm kể chuyện yêu đương, cũng là cách chống say xe hữu hiệu. Vì thế, trong những chuyến du lịch, nếu hướng dẫn viên dí dỏm, hay pha trò, thì trên xe gần như không có người bị say.

* Bấm huyệt hợp cốc: Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm cho đến khi tê là đạt yêu cầu.

* Chữa say bằng tượng số bát quái: Theo tượng số bát quái, số 7 tương ứng với dạ dày thuộc dương thổ. Số 2 tương ứng với ruột già thuộc kim. Số 0 thêm vào để tăng tính hoạt hóa của âm và dương. Số 6 là tượng số của thận, số 4 là tượng số của can. Nếu bạn đọc liên tục 720640 sẽ có tác dụng giáng khí tang dương nên không bị say xe nữa.

* Và cuối cùng là dùng thuốc. Thị trường của ta có Nautamine, uống trước khi lên tàu xe 1 giờ, và khi lên xe cứ kiếm một ghế để ngả lưng mà… ngủ. Có người sợ nôn, nên ra tiệm thuốc mua loại chống nôn như Motilium, Peridys.
Cũng cần nói thêm: Say xe, đi riết cũng quen và hết say, bởi cơ thể luôn có cơ chế điều chỉnh. Đừng “trang bị” tâm lý lo sợ thì các triệu chứng “say” sẽ nhanh chóng “bay” ra khỏi não của bạn. (TTO)

3. Chăm sóc máy ảnh

Nước biển hay hơi nước mang muối có thể khiến máy ảnh bị hỏng. Bạn nên thường xuyên lau máy, quét cát trên than máy và ống kính bằng chổi chuyên dụng sau mỗi lần đi săn ảnh trên bãi biển. Nếu biển có quá nhiều gió và hơi nước (bốc lên như một màn sương mù) thì cần thao tác chụp ảnh thật nhanh, hướng máy theo hướng gió... rồi nhanh chóng cất máy ngay vì sương này chính là những giọt nước biển li ti.
4. Bảo quản cua ghẹ tươi về nhà

Thu hoạch ngon lành nhất khi đi biển về là hải sản tươi sống, đặc biệt là những chú cua ghẹ chắc nịch. Bạn nhớ là cua, ghẹ tươi sống mang về đừng thả luôn vào nước vì sau một chặng đường mệt nhọc, nắng nóng, chúng sẽ bị "chết cảm".

Bạn nên vận chuyển cua ghẹ về tới nhà trong một thùng xốp có lót đá lạnh dưới đáy thùng. Trải lên đó một lớp ni lông rồi mới đặt cua ghẹ lên, không để trực tiếp lên đá vì có thể nó sẽ bị chết cóng ngay.

5. Mang chanh tươi để chống muỗi, chống côn trùng.

Cuối cùng là hãy mang theo vài quả chanh nếu bạn không muốn bị muỗi đốt ngoài trời nhé. Xát vỏ chanh lên da hoặc đun nước ấm có pha chanh cùng tinh dầu chanh sẽ xua đuổi được lũ muỗi đáng ghét.

Con bù mắt hay mù mắt thì miền biển nào cũng có nhưng tháng 6, 7 dương lịch có nhiều. Tùy vùng miền: con vật nhỏ xíu này có thể gây vết ngứa từ một vài ngày đến hàng tuần. Bạn uống B1 để phòng côn trúng chích hay hoạt động chân tay liên tục khi ở bãi biển. Lá Nha Đam nếu có: bạn vò lấy nước xức vào vết chích sẽ giảm ngứa.
Chúc bạn thu hoạch được nhiều ảnh đẹp với biển xanh cát trắng hè này!

Du lịch, GO! biên tập, bổ xung thêm lại từ Trang Chin - Ione

Cẩm Thủy - một vùng danh thắng độc đáo ở Thanh Hóa

Cẩm Thủy là huyện trung du miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía Tây giáp huyện Bá Thước, phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc. Diện tích 425,3 km2, 20 xã, thị trấn với trên 133,500 ngàn người của ba dân tộc anh em Mường, Kinh, Dao cùng chung sống.
Thời Đinh, Lê, Lý có tên là Cử Long Man, thời Trần, Hồ lại đổi tên là Lỗi Giang, sang thời Lê sơ có tên là Lạc Thủy, đến Lê Thánh tông (Quang Thuận 1460 – 1469) được đổi tên là huyện Cẩm Thủy và được giữ đến nay.

Nếu ai đến Thanh Hóa, đi qua Khu Du lịch Hàm Rồng, ngắm cây cầu chiến tích, về  Sầm Sơn tắm biển, lên Lam Kinh thăm viếng đền đài vua Lê, đến thăm Thành Nhà Hồ mà không lên xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy chiêm ngắm đàn “cá thần” thì chuyến đi du lịch sẽ như thiếu đi một  “đặc sản  du lịch” của xứ Thanh.

Nhiều người có thể đã biết đến suối cá Cẩm Lương. Đó là một đàn cá đông hàng ngàn con, con lớn nặng tới 5 kg, con nhỏ 0,5 kg. Thân hình của cá đều giống nhau và gần giống cá chép nhưng đuôi dài và đỏ, cá sống thành bầy đàn đông đúc không rời nhau. Những khi cá ra khỏi hang, bơi lội ở dòng suối, mật độ đàn cá đông đến nỗi ta hình dung như một đàn cá đang quây dần trong lưới. Cá sống trong một hang sâu của ngọn núi có tên là Trường Sinh, dòng nước trong xanh chảy ra suối từ ngọn núi này.

Suối cá nay có từ bao giờ không ai rõ, chỉ biết rằng đàn cá từ bao năm nay cứ sinh sôi, nảy nở,  hàng ngày vẫn bơi lội  ra vào, tung, quẫy nô đùa với bà con dân bản, với du khách mà không ai bắt dù chỉ một con nhỏ.
  Your Ad Here

Du khách đến đây có thể đưa tay xuống suối mà chạm vào lưng, bụng, đuôi, sờ vào từng chú cá và sung sướng cảm nhận sự thân thiện của thiên nhiên có một không hai ở nước Việt mình qua những cái va chạm thần tiên ấy. Ta cũng sẽ được nghe người già  ở đây kể câu chuyện xưa rằng:  Tương truyền ngày xưa có hai vợ chồng hiếm muộn, hàng ngày thường ra thửa ruộng bên suối để trồng trọt và bắt tôm, cá làm thức ăn.

Một hôm, người vợ vớt được một quả trứng, đem về nhà cho gà ấp thử, ít lâu sau quả trứng nở ra con rắn, được đem ra thả ở suối Ngọc nhưng cứ đến tối con rắn lại về nhà. Lâu dần rắn sống cùng vợ chồng người nông dân nọ. Từ khi có rắn trong nhà, làng quê mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, dân trong làng quý mến gọi rắn là “chàng rắn”. Bỗng một hôm sấm chớp nổi lên, sáng ra dân làng thấy xác “chàng rắn” dưới chân núi Trường Sinh bên bờ suối Ngọc, lại được thần linh báo mộng: Chàng rắn chết vì chiến đấu giết loài thủy quái về làm hại dân làng nên được Ngọc Hoàng phong chức Tứ Phủ Long Vương.

Cũng từ đó, từ trong núi Trường Sinh có một đàn cá đông đúc bơi ra, ban ngày quanh quẩn bên suối Ngọc để chầu về  đền thờ Tứ Phủ Long Vương, ban đêm bơi vào trong hang núi Trường Sinh. Gần đây nhân dân trong huyện còn phát hiện ra ở mó Đóng, thôn Rùng, xã Cẩm Liên cũng xuất hiện đàn cá như vậy, đông hàng ngàn con bơi ra từ một hang núi và chỉ bơi xa hang núi chừng 500 mét rồi quay trở lại trong hang.

Từ TP Thanh Hóa lên xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy chừng 60 km, chúng ta sẽ gặp một ngọn núi hình con cóc nhô ra sông Mã có tên là Diệu Sơn. Trong sách Đại Nam Nhất Thống Chí chép: “Núi Diệu Sơn cách trung tâm huyện Cẩm Thủy ba dặm, trước núi trông ra sông Mã, trên núi có động, trong động có hai chữ lớn là: “Cẩm Vân”, cửa động có hai chữ lớn: “Diệu Trí” khắc vào đá, nay vẫn còn”.

Tương truyền động Diệu Sơn xưa kia còn có chùa phía trong động, nay chỉ có một bệ đá để đồ thờ cúng của du khách. Nếu chúng ta đi sâu vào trong sẽ gặp trên vách đá trong động còn khắc một bài thơ Đường luật của tác giả Nhật Nam nguyên chủ, tức của Chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770. Có lẽ, người xưa đã từng ngồi trên những phiến đá trước cửa động trông ra dòng sông Mã mênh mang sóng nước, trong khung cảnh đất nước thanh bình, trăng mây muôn phần thơ mộng mà tâm hồn thi sĩ đã thăng hoa nên những vần thơ chứa chan tình yêu sông núi:

“Nhà không, hang rộng thợ trời xây
Màu nhiệm dấu truyền mãi tới nay
Muôn thuở trăng tà thăm động thẳm
Nửa song ghềnh cạn chín vòng xoay
Trong mây chuông vọng xua trần tục
Trước cửa tượng ngồi loang tuyết bay
Đất nước thanh bình vui mở hội
Bút lông bao quát núi sông này”
(Hồng Phi dịch)

Đến Cẩm Thủy chúng ta không quên đến thăm chùa Ngọc Châu (chùa Giặng) ở Cẩm Sơn. Cái đặc biệt của ngôi chùa này là chùa làm trong một hang đá,  trong núi Tặng Sơn, bậc tam quan của chùa ở ngay cửa hang. Đây là ngôi chùa cổ  còn lưu giữ bia đá đề năm 1509 và một tấm bia đề năm  1654 nói về quy hoạch lại ruộng chùa và sửa chữa chiếc chuông đá của chùa. Hiện nay còn có một căn nhà sàn được  dựng lên trong khuôn viên chùa, cho khách thập phương tới, sau khi lễ bái,  có chỗ nghỉ  ngơi. Địa danh

Trước khi chia tay với Cẩm Thủy, chúng ta hãy dừng lại trước Cửa Hà, xã Cẩm Phong. Cửa Hà là tên của một cửa động nằm trong dãy núi Gấm trông ra mép sông Mã, nơi đây tạo hóa khéo tạo  nên một vùng sông núi nên thơ, sông lồng bóng núi, gió lộng, mây bay in bóng bầu trời muôn hình, ngàn dạng khoáng đạt mà tĩnh lặng, tôn nghiêm mà rộng mở.

Áp vào vách động nơi đây từng có đền thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh (tuy nhiên đền thờ này không may đã bị sập, đang có kế hoạch được xây dựng lại).  Kiến trúc đền thờ khi trước  nổi bật lên như một nét chấm phá trong bức tranh thủy mặc đầy ấn tượng,  gợi cho ta cảm giác thiền tâm, tĩnh lòng khi cuộc sống luôn biến động. Trên vách đền thờ áp vào mái đá, vào năm Quý Tỵ 1883 thời Nguyễn, có một văn nhân không rõ tên, đã khắc một bài thơ có nội dung:

“Núi cao vời vợi nước trong xanh
Cảnh cũ người nay thật hữu tình
Những tưởng mình chơi vườn bích ngọc
Vung roi vó ngựa chốn mây xanh
Văng vẳng nhạc thiều, âm sáo trúc
Rì rầm suối Ngọc khúc ngân thanh
Du lãm chốn này bao khách quý
Bồng lai tiên giới tại quê mình”.
(Cao Ngọc Lễ dịch)

< Cửa Hà (Cẩm Thủy - Thanh Hóa), một cảnh đẹp của Sông Mã.

Nhà thơ Tố Hữu năm 1986 về Cẩm Thủy, trước những cảnh đẹp say lòng, ông đã viết những vần thơ tha thiết:

...Nắng vờn núi Gấm chênh chênh,
Sóng rờn sông Mã lượn quanh hàng đồi.
Thuyền chài thôi kiếp dạt trôi,
Thong dong bè nứa, quẫy đuôi cá lồng.
Đôi  bờ xanh nõn ngô đông,
Chè nương lạc bãi, lúa đồng xum xuê.
Áo mầu vui mắt chợ quê,
Ai xa Cẩm Thủy, có về lại lên!

Đến Cẩm Thủy chúng ta còn được thưởng thức nhiều món ẩm thực hấp dẫn như: món cá trắm sông Mã hấp lá đu đủ thơm và bùi, gà đồi thịt giòn và ngọt, ếch hấp củ chuối... và không thể thiếu những đêm nghe điệu Xường ngân nga trong ánh lửa nhà sàn, bên hũ rượu cần đón bạn đường xa mới đến chơi nhà, chơi bản...

Du lịch, GO! - Theo Denthan

Ngải bún – Bí ẩn của hương vị bún cá miền Tây

Về miền Tây mà chưa thưởng thức bún cá (thường được gọi chung là bún nước lèo) là bạn đã bỏ qua hương vị “nhất phẩm” miệt đồng xứ lúa.

Nếu Kinh Bắc có món phở, Kinh kỳ có bún bò Huế, thì bún cá miền Tây dù “tuổi đời” còn non trẻ như chính vùng đất khai sinh ra nó, nhưng cũng không kém cạnh các bậc đàn anh đàn chị về hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nét độc đáo của bún cá nằm ở sự “biến hóa” phong phú theo dòng chảy con sông Cửu Long: đến mỗi vùng miền, bún cá lại chuyển đổi hương vị, khoác lên mình một cái tên mới, đậm chất địa phương: bún kèn/bún cá Châu Đốc, bún nước lèo Trà Vinh, bún mắm Sóc Trăng…

Nguyên liệu chính của bún cá là cá lóc, cá rô đồng hoặc mắm cá, nhưng hương vị thật sự làm nên nét riêng của từng món bún cá lại là từ củ ngải bún – một loại gia vị đặc trưng chỉ có ở miền Tây.

Củ ngải bún còn gọi là ngải hẹ, tên khoa học là auttum crosscus, có nguồn gốc từ Campuchia. Ngải bún mọc hoang trong những khu rừng ở Seam Reap, Battambang... Người Việt ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ sang Campuchia lập nghiệp đã mang củ ngải bún về trồng ở Việt Nam cách đây khỏang 45 năm. Ngải bún dùng để nấu bún nước lèo (num-chóc) và món kèn dừa (xăm-lo bờ-hơ), hai món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của những gia đình người Việt từng cư ngụ tại Campuchia, hiện đang sống rải rác khắp các tỉnh Nam Bộ.
  Your Ad Here

Ngải bún được trồng bằng củ vào đầu mùa mưa ở miền Nam, khoảng đầu tháng 5 dương lịch. Đất trồng phải tơi xốp, không úng nước, thường là đất đen pha sỏi nhỏ. Lá ngải bún là lá đơn dài, hình lưỡi mác, giống lá nghệ, nhưng nhỏ hơn. Cây ngải bún không có hoa, phát triển nhiều ở phần củ. Trồng khoảng 5 - 6 tháng, đến cuối mùa mưa, sau khi phần lá lụi tàn, là lúc người ta thu hoạch củ ngải bún. Ngải bún có hương thơm dìu dịu, vị ngai ngái, gợi nhớ đến hương vị của đất đai, núi rừng hoang dã.

Điều thật sự khác biệt của món bún cá chính là hương vị thanh đạm (do nước dùng nấu từ cá), món ăn không chứa nhiều dầu mỡ và chất béo như các loại bún mì nấu từ thịt. Bên cạnh đó, rau xanh dùng kèm lại rất phong phú và đa dạng. Chỉ bấy nhiêu là đã đủ “lập danh” cho bún cá miền Tây!

Du lịch, GO! - Theo ConganTP

Chóp Dù – nơi trở về với thiên nhiên

Tại xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có một hồ nước rất đẹp, thơ mộng và yên tĩnh. 

< Chóp Dù nhìn từ xa...

Một địa điểm thú vị để mọi người có thể khám phá thiên nhiên hay nghỉ ngơi, vui chơi, câu cá và tận hưởng bầu không khí trong lành, cảnh nguyên sơ nhưng đầy chất lãng mạn mà thiên nhiên ban tặng - đó là Hồ Chóp Dù.

Tiếng lành đồn xa, có nhiều người dân trong vùng và du khách ở những nơi xa xôi đã tìm đến Chóp Dù để được khám phá, để được “uống trọn” khung cảnh thiên nhiên thơ mộng mang đậm nét hoang sơ. Nằm ngang lưng núi, hồ Chóp Dù rộng 16 ha, bao quanh hồ là cảnh quan sinh thái đa dạng với nhiều ngách xen lẫn với các khu rừng tự nhiên. Nước hồ ở đây trong xanh, phẳng lặng, soi bóng những vạt rừng.

< Quãng đường không ít gian truân...

Tuy chỉ cách trung tâm thành phố hơn chục cây số nhưng cảnh vật nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn nét tự nhiên vốn có, tạo cho du khách có cơ hội được hòa mình với không gian kỳ bí. Núi non, cây rừng xanh biếc như tan trong tiếng suối róc rách, nhịp mõ gặm cỏ lốc cốc của đàn trâu ẩn hiện lẫn trong tiếng đàn chim nhảy nhót líu lo trong bản hòa tấu. Đây đó, những nhành lá như ngẫu hứng đan dệt và vẽ thành một bức tranh thuỷ mặc giữa thiên nhiên hùng vĩ. Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp lung linh, kỳ bí nhưng thật hữu tình và thân thiện với con người.

  Your Ad Here

< Có đến Chóp Dù rồi mới thực hiểu câu 'đất lành chim đậu'.

Trong tương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành khu nghỉ ngơi yên tĩnh, làm tiêu tan những mệt mỏi, bận bịu đời thường của du khách vào những ngày nghỉ cuối tuần.

Lênh đênh vãn cảnh bằng thuyền trên hồ Chóp Dù, đắm mình trong nhịp chèo khỏa nước mà len lỏi khung cảnh thiên nhiên khoảng chừng 30 phút, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Chóp Dù mà còn được hòa mình cùng thiên nhiên hào phóng và thả hồn mình vào mênh mông của trời nước. Hướng dẫn du lịch

< Thác reo ầm ầm suốt ngày đêm.

Cập vào đầu nguồn nước, xuống thuyền, du khách sẽ chậm rãi từng bước chân, vừa men theo dòng suối róc rách trong vắt vừa thưởng ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh non xanh, rừng biếc cùng những làn sương huyền ảo và những giọt nước li ti đọng trên lá cây rừng. Dừng lại một chút để ngắm những nhánh hoa rừng, những chiếc lá cây rừng - lạ và đẹp mắt!

Sau gần 1 tiếng đồng hồ đi bộ, chúng ta sẽ đến với ngọn nguồn thác nước. Nhiều thác nước lớn nhỏ có các tên gọi khác nhau như: Đát cối, Đát thùng... 7 tầng nước nối liền nhau tạo nên một khung cảnh mê đắm lòng người, du khách như vừa được lạc vào chốn “bồng lai, tiên cảnh” có ở nơi trần gian.

< Quang cảnh dưới chân núi.

Những khối nước ràn rạt trên mặt những khối đá lớn đổ xuống, tạo ra âm thanh vang động, tung bọt trắng xóa hòa cùng màu xanh của cây rừng tạo nên một bức tranh thiên nhiên mát rượi và trong lành. Cứ lên mỗi tầng đát người ta lại thêm một cảm nhận nữa về không gian bạt ngàn cây cỏ và cảm nhận được những kỳ tác mà tạo hóa đã ban tặng cho con người - hãy tận hưởng sự diệu kỳ của thiên nhiên!

Đến được nơi cao nhất, gương mặt ai dường như cũng vui vẻ và thanh thản sau một chặng đi dài để đến với Chóp Dù.

< Chóp Dù vẫn còn mang đậm nét nguyên sơ.

Cùng với nhiều câu chuyện linh thiêng về những cây đa cổ thụ và Ao Vua huyền bí, nơi đây còn gắn với những chiến công hiển hách của quân và dân ta. Theo các cụ cao niên kể lại, vào thời Pháp thuộc, lực lượng vũ trang Yên Bái đã bắn rơi máy bay của địch khi bọn chúng nhảy dù xuống và đã bị quân ta bắt sống tại đỉnh núi và từ đó nơi đây có tên gọi là Chóp Dù.

Chóp Dù vẫn còn mang đậm nét nguyên sơ, chỉ thêm một chút, một chút thôi bàn tay và khối óc của con người thì chắc chắn, nơi đây sẽ trở thành điểm đến lý tưởng của huyện Trấn Yên. Một ngày không xa, Chóp Dù sẽ trở nên quen thuộc với nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. Hãy tự mình đến để khám phá và cảm nhận để tự hưởng trọn vẹn thiên nhiên thơ mộng nơi ngàn xanh.

Du lịch, GO! - Theo TraitimYenbai

Ăn đồ biển ở Cam Bình hoang sơ

Nhón một miếng mực còn tươi rói đặt lên bếp than hồng, lắng nghe hương vị biển hoà lẫn trong làn nắng sớm để thấy thời gian đi thật chậm. 

Nếu muốn vậy, bạn phải chịu khó thức sớm ngay sau hồi chuông giục giã của nhà thờ Vinh Tân, nhấm nháp ly càphê xong, cả nhóm bạn thong thả đạp xe đạp hay dong xe máy về hướng Cam Bình. Cuốc xe chưa kịp thấm mệt thì mắt đã thấy bãi dương xanh ngắt cùng hàng loạt chiếc thúng tròn vành nằm phơi trên bờ cát trắng tựa những nốt nhạc trên biển.
Bãi biển Cam Bình vẫn còn nét hoang sơ nằm cách thị xã La Gi (Hàm Tân) chưa đầy 5km trên con đường độc đạo men theo biển về hướng Bình Châu. Làng Cam Bình có gần 500 hộ dân chuyên nghề đánh bắt ven bờ, đi thúng ra khơi từ lúc 3 giờ khuya, 7 giờ sáng đã quay lại bờ.

Bạn cần đến sớm để đón mua những con mực, con ghẹ tươi ngon nhất. Bấy giờ trải tấm nilông xuống bờ biển, nhóm lửa bếp gas mini mang theo hoặc có thể mướn bếp than của chủ quán gần đó để nướng.

Đến Cam Bình mùa này, khách còn có thể được thưởng thức món cá đục vàng nổi tiếng của vùng biển La Gi. Giống cá đục vàng dáng thon nhỏ hơn cá đục thường, dài chỉ non gang tay, vảy óng ánh, mắt trong, sắc vàng nhạt.
Những con cá đục còn nguyên mùi biển, đem ướp với một ít muối ớt, mà phải muối hột giã ra, xếp lên vỉ, nướng trên bếp than đến khi bốc mùi thơm sực là cá chín tới. Thịt cá đục chấm muối ớt chanh ăn nghe ngọt và thơm không lẫn với loại cá nào.

Cũng miếng cá ấy, có thể cuốn với bánh tráng, rau rừng chấm nước mắm chua ngọt. Một biến tấu nữa là món gỏi cá đục. Chọn con nhỏ tách bỏ xương đem trộn với hành tây xắt mỏng, giấm, ớt hiểm, đậu phộng nhuyễn và một ít rau thơm cuốn bánh tráng lại cho một hương vị khác.

  Your Ad Here

Những cư dân sống lâu đời ở La Gi đoan quyết rằng ghẹ, mực hay cá như cá cơm, cá nục, cá ngừ, cá đục… vùng này là ngon nhất nước. Bởi đây là một vùng biển hình vòng cung dài gần 30km nằm trong khu vực thềm lục địa bằng phẳng, hội tụ bởi hai dòng nước chảy nóng lạnh, tiếp nhận nhiều nguồn phù sa từ sông suối đổ ra tạo nên môi trường thức ăn phong phú cho các loài thuỷ sản. Địa danh

Nơi dã ngoại lý tưởng

Đây đó trên vòng cung biển là những chòm đá, có lẽ dấu tích của một thời xa xưa từng có nhiều núi đá mà qua thời gian chỉ còn sót lại những cái tên như Thác Đá Dựng, Mỏm Đá Chim, Khe Gà... Đứng trên bờ biển Cam Bình có thể nhìn thấy Hòn Bà nằm ngoài khơi cách bờ khoảng 2km.

Hòn này chu vi 800m, trên có ngôi đền thờ bà Thiên Y Ana và những tàn cây cổ thụ quanh năm phủ bóng lên các khối đá chồng chất nhau. Vào khoảng tháng 3 âm lịch hàng năm tại đây có lễ vía Bà. Du khách có thể mướn thuyền máy sang viếng đền và khám phá Hòn Bà với giá khoảng 300.000 đồng/giờ.

Bờ biển dài chập chùng đồi cát của La Gi có vẻ đẹp như một thôn nữ vừa thức dậy mơ màng, mà đồi dương Cam Bình chỉ là một nét mày cong. Nhiều khách đến rồi đi mang theo nhiều luyến tiếc nét đẹp một cách hoang dại ấy, nhưng ít ai biết rằng vùng biển này xưa từng là điểm dừng của những thương thuyền trên thuỷ trình ngang qua Biển Đông, mà ngày nay dấu chứng còn đó là ngọn hải đăng Khe Gà (còn gọi là Kê Gà). Vậy nên, trong những ngày nghỉ hiếm hoi, ai có máu thích phiêu lưu và đủ sức chịu đựng “mây che trên đầu và nắng trên vai” có thể làm một chuyến dã ngoại về La Gi.

Du lịch, GO! - Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Du lịch bụi Châu Đốc

Nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu, thị xã Châu Đốc là trung tâm du lịch nổi tiếng của An Giang nói riêng và của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đến với Châu Đốc, du khách sẽ có dịp ghé thăm khu danh thắng Núi Sam với nhiều di tích văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, được ngồi trên thuyền dạo quanh làng bè, làng ghe trên sông, tìm hiểu văn hóa dân tộc Chăm và Khmer tại đây…

+ Hướng dẫn đi lại:

Xe máy:
Có rất nhiều cung đường để đi từ TP.HCM về Châu Đốc. Các bạn có thể chạy xe theo quốc lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận quẹo phải theo quốc lộ 80 hướng đi Sa Đéc, qua phà Vàm Cống để sang Long Xuyên (An Giang), rồi từ Long Xuyên chạy xe theo quốc lộ 91 để về Châu Đốc. Đây là cung đường đi phổ biến nhất.

Gần đây, cung đường đi dọc biên giới Việt Nam - Campuchia đang được rất nhiều nhóm bạn trẻ ưa thích: đi theo quốc lộ 1 đến Long An quẹo phải theo quốc lộ 62 (đi Mộc Hóa, cửa khẩu Bình Hiệp). Rồi dọc theo đường sát biên giới Việt Nam - Campuchia để đi Hồng Ngự, Tân Châu và Châu Đốc.

Xe khách:

Có rất nhiều hãng xe chạy tuyến TP.HCM - Châu Đốc. Các hãng xe này thường khởi hành từ bến xe miền Tây hoặc tại văn phòng của các hãng xe ở TP.HCM. Giá vé giao động từ 100.000-150.000 đồng/vé. Xe dừng tại bến xe Châu Đốc hoặc tại văn phòng của các hãng xe tại Châu Đốc (hầu hết các hãng xe đều có dịch vụ xe đưa đón miễn phí tại Châu Đốc).

Tàu thủy:

Tàu thủy chạy tuyến TP.HCM - Châu Đốc khởi hành từ bến tàu du lịch Bạch Đằng và dừng tại bến tàu du lịch Châu Đốc.

Phương tiện đi lại tại Châu Đốc:

Để đi lại khám phá các điểm du lịch tại Châu Đốc, các bạn có thể đi bằng xe lôi đạp (một loại xe đạp kéo rất phổ biến tại Châu Đốc), xe ôm, taxi và tàu, phà.

+ Các điểm tham quan tại Châu Đốc:

Cụm Núi Sam: bao gồm chùa Tây An, miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu.
Khu làng Chăm: là nơi sinh sống của cộng đồng người Chăm Hồi giáo, tại đây các bạn có thể ghé thăm thánh đường Hồi giáo, làng nghề truyền thống của người dân địa phương.

Làng bè, nhà bè: đây vốn dĩ là những nhà bè nuôi cá của người dân địa phương (cá được nuôi chủ yếu là cá ba sa). Mỗi chiếc bè như một căn hộ kết nối nhau trải dài dọc hai bên bờ sông. Đến đây, bạn có thể tận mắt chứng kiến quy trình chế biến thức ăn cho cá, thả mồi xuống bè cho cá ăn… Theo nhiều người nhận xét, đến Châu Đốc mà không đi thăm làng nổi cá bè quả là một điều thiếu sót.

Một số điểm tham quan nằm gần Châu Đốc: núi Cấm, rừng tràm Trà Sư…

+ Lưu trú:

Tạm chia Châu Đốc thành hai khu vực lưu trú chính: khu núi Sam và khu trung tâm thị xã Châu Đốc.

Khu trung tâm thị xã: có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn. Khu chợ và khu vực chùa Bồ Đề đạo Tràng (người dân địa phương gọi là cây Bồ Đề) là nơi tập trung nhiều nhà nghỉ, khách sạn bình dân. Giá phòng dao động 120.000-200.000 đồng/phòng.

Khu núi Sam: tập trung nhiều nhà nghỉ do người dân địa phương kinh doanh, giá cả thường không ổn định (lên xuống theo mùa).

+ Ăn uống:

Các bạn có thể ghé một số quán ăn tại khu vực chợ Châu Đốc, khu vực chùa Bồ Đề đạo Tràng hoặc bờ sông để thưởng thức các món ăn bình dân. Một số món ăn mà các bạn nên thưởng thức khi đến Châu Đốc: các loại mắm, bún nước kèn, đường thốt nốt, nước thốt nốt (nước giải khát)…

+ Mua sắm:

Một số sản phẩm du khách thường mua khi đến Châu Đốc: đường thốt nốt, các loại mắm, các loại thổ cẩm…

Du lịch, GO! - Theo Dulich Tuoitre