Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Xuân Sơn, kỳ thú trong từng góc cạnh

Nghe lời kể lại của một nhóm “phượt” trên box Du Lịch,  diễn đàn TTVNOL  về chuyến đi lên rừng quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ. Tôi quyết định rủ thêm 3 ngươi bạn nữa phóng xe máy từ Hà Nội lên Xuân Sơn để thỏa thú thích khám phá, ưa mạo hiểm của mình.

Cầu Trung Hà nối liền thị xã Sơn Tây (Hà Nội) với Phú Thọ, vắt qua một khúc sông Đà thơ mộng. Đoạn đường từ cầu Trung Hà vào đến Xuân Sơn chỉ chiếm khoảng 90km nhưng đã giúp chúng tôi cảm nhận được phần nào “mùi vị” của vùng đất trung du. Có lẽ về đến vùng đất đồng bằng nên Sông Đà cũng “hiền” hơn cái vẻ hung dữ cuồn cuộn của nó trong tác phẩm Người lái đò sông đà mà nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả. Mấy hạt mưa lất phất đầu xuân theo từ Hà Nội đến đây trở nên nặng hơn. Chính vì vậy mà chúng tôi có cơ hội được tận hưởng khung cảnh ươn ướt, lãng mạn, thanh bình trên đoạn đường khoảng 2km chạy men theo bờ sông.

Mùi vị của Phú Thọ thực sự hiện ra khi chúng tôi rẽ vào Minh Đài. Cả con đường gần chục cây số là những đồi chè xanh mơn mởn. Từng vạt chè xanh non nối tiếp nhau tràn từ đỉnh đồi xuống chân đồi, trải rộng ra thung lũng rồi lại leo lên những quả đồi tiếp theo. Cứ thế, cứ thế đến ngút ngàn xanh thẳm.

Tấm bản đồ mà tôi mang theo người có vẻ khá hữu ích. Nhưng khi vào đến địa phận của huyện Tân Sơn, có một vài đoạn ngã 3 không thấy ghi trên bản đồ khiến chúng tôi đi nhầm đường ở một vài chặng. Cả nhóm thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy tấm biển chỉ đường ghi “Xuân Sơn 8km”. Nhưng chúng tôi đâu biết rằng đằng sau cái thở phào ấy là những con dốc lên xuống hun hút, dốc này chưa hết đã thấy dốc sau xuất hiện, càng đi lại càng thấy cao hơn. Sự chênh lệch độ cao và cái cảm giác ù ù nâng nâng trào ra qua tai thực sự kích thích dây thần kinh ưa mạo hiểm, ưa khám phá của tất cả thành viên trong nhóm. Con đường ngoằn ngoèo trở nên quá rộng vì chẳng có lấy bóng dáng một chiếc xe, một bóng người ngoài chúng tôi.

Xe đang bon bon bám đường rất chắc, leo từ từ lên con dốc nghiêng đến 25 độ thì bỗng nhiên dở chứng chết máy giữa đường. Đồng hồ đã điểm 6h tối. Mưa phùn và sương núi ngày một xuống nặng hơn. Cho đến khi trời tối không nhìn rõ mặt người mà chiếc xe vẫn không tài nào nổ máy. Tệ hơn là cả sóng điện thoại của Viettel và Mobile cũng đều mất do không đọ nổi sự hun hút của núi rừng nơi đây. Chỉ còn khoảng 1km nữa là tới xóm Dù, trung tâm của xã Xuân Sơn, nơi chúng tôi sẽ dừng chân nghỉ đêm. Nhưng con đèo dốc thế này, dắt xe bộ qua được là cả một vấn đề.

Bỗng nhiên chúng tôi nghe thấy tiếng động cơ xe máy đi từ dưới chân đèo đi lên. Đèn pha xe máy chiếu sáng cả một vạt đồi khiến cả nhóm mừng như vừa đi lạc trong rừng sâu cả tuần trời giờ mới tìm được đường ra. Người đi chiếc xe đó là một nguời đàn ông trạc 45 tuổi, thấy chúng tôi gặp chuyện giữa đường đành dừng lại giúp. Sau một hồi sửa chữa không có kết quả, người đàn ông đó gọi thêm một thanh niên nữa. Được biết anh này đang làm chủ một cửa hàng sửa chữa xe máy ở mãi Minh Đài (ngược chỗ tôi đang đứng khoảng 6km đường đèo núi). Sau bao cố gắng của anh thợ, chiếc xe đã nổ máy dòn tan trong tiếng reo hò vui mừng của tất cả mọi người. Chẳng ai để ý rằng mưa và sương núi đã ngấm ướt đẫm cả lớp áo khoác ngoài. Lúc này tôi mới để ý đến khung cảnh rừng núi hiện lên hùng vĩ trong bóng tối tĩnh mịch, chỉ có tiếng côn trùng và tiếng động cơ xe máy nghe xa lạ, lạc lõng.

Đến xóm Dù khi mọi ngôi nhà đã chìm trong sương đêm. Ngôi nhà sàn mà chúng tôi đã đặt trước nằm ngay chính giữa trung tâm của xóm. Ngạc nhiên hơn khi 2 người đàn ông đã giúp chúng tôi sửa xe cũng đi vào nhà sàn. Lúc này người đàn ông trung niên tốt bụng mới giới thiệu, chú tên là Lâm, chủ tịch xã Xuân Sơn và cũng là chủ của ngôi nhà sàn này. Chú có lời mời 4 người chúng tôi ăn cơm cùng gia đình chú. Chẳng phải nói chúng tôi đã ngạc nhiên và vui đến mức nào.

Mâm cơm khá thịnh soạn toàn đặc sản Xuân Sơn gồm gà chín cựa luộc, măng tre luộc và nấu canh, thịt lợn lửng và nhiều món khác nữa. Ông chủ tịch xã kiêm chủ nhà không ngừng rót rượu mời chúng tôi. Thứ rượu nấu bằng ngô Xuân Sơn không cay bằng rượu nếp đồng bằng nhưng lại dễ say. Mà đã uống rượu ở đây là phải say, “không say là chưa thật lòng với người Xuân Sơn rồi” – chú Lâm nói.

Bản Cỏi và tục ngủ thăm

Ngôi nhà sàn của gia đình chú Lâm khá khang trang, rộng rãi đựợc chia thành 2 tầng, có sức chứa lên đến 100 khách. Ngôi nhà được làm bằng gỗ, khá thoáng nhưng rất ấm. Mở cửa sổ ra là có thể chạm tay vào thiên nhiên. Có vẻ như rất quý chúng tôi, 2 mẹ con cô chủ nhà sau khi chuẩn bị chỗ ngủ cho 4 vị khách xong liền ngồi nán lại trò chuyện. Cũng trong cuộc trò chuyện này mà tôi được biết về một tập tục khá thú vị của người Dao nơi đây, tục ngủ thăm.

Tối đến, các chàng trai có thể tìm đến nhà cô gái mà mình thích để ngủ thăm. Nếu thấy đèn buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến ngủ, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Nhưng không phải chàng trai nào đến xin ngủ thăm cũng được cô gái đồng ý. Chàng trai đó cũng phải là người mà cô gái đã để ý từ lâu. Sau một thời gian ngủ thăm, nếu hai người cảm thấy tâm đầu ý hợp thì chàng trai có thể đến ngủ thật trước khi cưới cô gái đó làm vợ.

Đêm xuống, tiếng mưa rơi nhè nhẹ trên mái nhà, tiếng côn trùng kêu râm ran quyện cùng cái lạnh tháng 3 tê rân rân trên da thịt khiến lòng ai cũng thư thái lạ kỳ. Cuộn tròn trong chăn, tôi mơ màng về tục ngủ thăm nhưng trong lòng không khỏi lo lắng, trời mưa thế này không biết mai có đi thăm bản và thăm rừng được không.

Đúng như mối lo của tôi, đêm qua trời mưa khá nặng hạt. Cô chủ nhà kể rằng tối qua một nhóm thanh niên đến thăm bản Cỏi đành phải quay về giữa đường do đường quá lầy lội. Thấy sự quyết tâm vào thăm bản Cỏi của chúng tôi, chú Lâm đành cử 2 em bé người Dao đi theo dẫn đường.
Bản Cỏi là bản xa nhất tại Xuân Sơn còn dấu vết của người ở. Bản cách bản Dù khoảng 5km. Đường vào bản đang được dải bê tông nên ngổn ngang đá sỏi, gập gềnh càng khó đi. Cả bản có 78 hộ gia đình, chủ yếu là người Dao. Nhà nào cũng có tivi, rất nhiều nhà có xe máy.  Nhà làm bằng gỗ và lợp mái lá nhưng được xây dựng khá kiên cố. Mấy cây mận đầu bản lộc lên mơn mởn tạo thành một bức tranh mùa xuân thanh bình.

Thiên nhiên kỳ thú

Vườn quốc gia Xuân Sơn là khu rừng nguyên sinh trên núi đá vôi vẫn còn giữ được rất nhiều nét hoang sơ. Du lịch ở đây mới phát triển đựoc một hai năm nên chưa chịu sự tác động nhiều của con người. Các “tuyến du lịch” thăm quan tại đây đa phần dựa vào nhu cầu của khách tham quan muốn đi thăm hang, thăm bản hay thăm động thực vật mà thuê “hướng dẫn viên”. Hướng dẫn viên ở đây có thể là người dân địa phương. Ai muốn tìm hiểu kỹ hơn thì phải nhờ đến kiểm lâm của rừng. Cô bé “hướng dẫn viên” của  chúng tôi mới 10 tuổi nhưng đi thoăn thoắt khiến đôi chân quen ngồi văn phòng của tôi phải “chạy” theo hụt hơi. Thời tiết xấu không ủng hộ nên chương trình thăm quan của chúng tôi đã bị cắt đi rất nhiều.
Sau chuyến thăm bản Cỏi, chúng tôi lại tiếp tục đến thăm hang Lạng. Hang Lạng có vòm hang khá rộng. Có một dòng suối ngầm dài hơn 600m chạy dọc theo thành hang. Truyền thuyết kể rằng cá trong hang Lạng là cá thần vì thế người dân ở đây không ai bắt cá trong này bao giờ.

Giá trị nhất của Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị sinh học cao. Đứng trước những cây chò chỉ cao bằng toà nhà 20 tầng hay cây gỗ nghiến cổ thụ gốc bạnh to 3 người ôm không xuể càng thấy khâm phục cán bộ và nhân dân Xuân Sơn biết gìn giữ giá trị vô giá của thiên nhiên. Mấy đứa trẻ còn dẫn chúng tôi đến thăm cây chuối cô đơn (chuối bạc hà) nằm ngay trong khuôn viên của Ban quản lý Vườn. Sở dĩ cây chuối này có tên gọi lạ như vậy bởi nó có thể tự sinh sôi bằng hạt chứ không phải bằng gốc như chuối thường. Cây cao tới 3m, hoa chuối có mầu xanh cốm rất lạ mắt.

Trước khi đến đây tôi có đọc khá nhiều tài liệu về hệ động thực vật của vườn. Chuyến đi lần này có một điều khiến tôi chưa hài lòng đó là việc tôi chưa có cơ hội để tìm hiểu kỹ hơn về hệ sinh vật Xuân Sơn như những gì mình được đọc. Tôi chưa có cơ hội được ăn món rau sắng nổi tiếng, chưa được nhìn thấy cá cóc Xuân Sơn, chưa được đu dây để chui vào hang Na,… Điều đó càng thôi thúc tôi quay trở lại đây vào mùa hè tới. Chính vì vậy trước khi tạm biệt gia đình chú Lâm tôi đã không quên xin số điện thoại của  một anh kiểm lâm, người đã hứa sẽ làm hướng dẫn viên nếu tôi có dịp quay trở lại đây. Hẹn gặp nhé Xuân Sơn!

Thông tin thêm

Vườn Quốc Gia Xuân Sơn thuộc xã Xuân Đài, Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nằm trong tam giáp ranh giới giữa 3 tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ và Sơn La. Cách Hà Nội 120km, cách Việt Trì 80 km.
Năm 1986 được công nhận là rừng cấm quốc gia. Năm 1992 được chuyển thành khu bảo tồn thiên nhiên. Năm 2002 được chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Sơn.
Diện tích: 15.048ha. gồm 3 phân khu chức năng chính ( phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 9.099 ha, phân khu phục hồi sinh thái 5.737 ha, phân khu dịch vụ hành chính 212 ha). Diên tích vùng đệm của VQG:18.639ha.

Đa dạng sinh học
- Thực vật: Vườn quốc gia Xuân Sơn có 726 loài thực vật, trong đó có 46 loài được ghi trong sách đỏ. Một số loài tiêu biểu như: re, dẻ, sồi,  táu muối, lá duối, sao mặt quỷ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao, chò chỉ, rau sắng…
+ Rau sắng: VQG Xuân Sơn là nơi có mật độ rau sắng mọc tự nhiên cao nhất Việt Nam. Rau sắng là cây gỗ có thể sống hàng trăm năm, dùng chế biến món ăn rất ngon, có tác dụng chữa bệnh.
Động vật: Có 282 loài động vật, với 23 loài lưỡng cư, 30 loài bò sát, 168 loài chim, 61 loài thú. Một số loài tiêu biểu như: cá cóc Xuân Sơn, gà chín cựa,…
+ Cá cóc Xuân Sơn (Tylototriton sp): mới đựoc phát hiện cách đây ít lâu
+ Gà chin cựa: là giống gà nhiều cựa (từ 4-9 cựa) được nuôi tại Xuân Sơn, ăn thịt rất ngon.

Địa hình
Có hệ thống hang động trên núi đá vôi đa dạng: Hang Lạng, động Tiên, hang Na, …Có nhiều ngọn núi có độ cao từ 300m-1400m: Núi Voi, núi Ten, …
Nhân văn
Được cư trú chủ yếu bởi 2 dân tộc Mường và Dao. Một số tập tục: tục ngủ thăm của người Dao, tục chài-nèm và rất nhiều nghi lễ tế cúng khác.

Du lịch, GO! - Theo VnTravellive

Du lịch, GO! : Lời cảm tạ...

Bốn tháng lập blog xem ra không quá lâu, cuối cùng thì Du lịch, GO! cũng khá vững chải với trên 400 bài viết lẫn sưu tầm và có lượt khách tăng dần đến nay đã vượt quá 500/ngày.
Vạn sự khởi đầu nan bao giờ cũng thế: hồi Điền Gia Dũng này dựng Paylesssoft (cùng Gmtfan) - tạo web Bandonghanh.org (cùng 1000dem), Soft for You... cho tới ngày từ giả "sứ mạng" warez: lòng thanh thản nhẹ nhỏm nhưng vẫn còn chút bùi ngùi lưu luyến sau một thời gian quá dài.

Thôi thì cũng may, tự du lịch và làm blog du lịch - phượt cũng là một cái thú. Mà cái thú nghiêm chỉnh đàng hoàng chả ăn lận của ai, không lo web bị Suspended - cũng chả cần phập phồng lo lắng tiền hosting cùng nổi vất vả hồi hộp chi trả mỗi khi đến hạn, mệt lắm!

Do Dũng này chỉ mới bước vào lĩnh vực du lịch bụi, phượt một năm thôi nên các chuyến đi cũng không quá nhiều nên blog trích những chuyến du lịch bụi của nhiều "phượt gia" khác.
Nhiều khi nhờ vậy: Du lịch, Go! không sáo rổng một mình, không phải tự sự mãi cái "tôi". Chắc chắn là nhiều người thì dĩ nhiên là các nơi, phương cách du phượt sẽ phong phú hơn nhiều lần với hàng đống chuyến đáng nể của người khác phải không bạn?

Vẫn còn đó vài thứ khó khăn khi post bài, nguyên nhân này do Blogspot: dạo sau này họ không cho đưa nhiều ảnh vào trong một lần viết bài trong khi bài về lĩnh vực du lịch bắt buộc phải có nhiều ảnh. Vì vậy mỗi bài viết tôi phải tạm save và sữa chữa lại nhiều lần để mỗi lần có thể thêm vào một ảnh, rất phiền toái.
Hơn nữa: lỗi bài dài khiến hình thù trang blog bị khoảnh trắng phía dưới vẫn không khắc phục được nên các bài lớn phải chia làm nhiều phần mất nhiều công sức - Lại làm phiền bạn.
Đành vậy, xài đồ chùa phải biết ngậm chua - Nếu Up ảnh lên ImageShack hay Photobucket muốn sống dai thì phải trả tiền.

Đỡ một cái là Blogspot không giới hạn BW, miễn phí... nên tạm yên tâm rằng nếu mình chịu khó một tý thì Du lịch, GO! sẽ bền vững và có ích với nhiều người. Từ hàng trăm bài sưu tầm và vẫn được bổ xung cập nhật hàng ngày: Du lịch, GO! sẽ cố gắng là một nguồn dữ liệu đầy đủ để bạn có thể tìm kiếm những thông tin trước một chuyến đi từ địa danh, đường xá, chuyến xe, nhà trọ - khách sạn... trên lãnh thổ Việt Nam.

Paylesssoft, Bandonghanh.org Soft for You ngày xưa được đa phần bạn đọc đánh giá là tốt nhưng dĩ nhiên là "tệ" với những nhà sản xuất, nhà cung cấp phần mềm. Với Du lịch, Go!, mong rằng blog sẽ là nơi hữu ích của tất cả các bạn yêu thích du lịch, thích khám phá từng địa danh trên chính quê hương mình trước khi "ngắm nghía" những địa danh khác ở nước ngoài.

Để ủng hộ Du lịch, GO!? Đơn giản là bạn chỉ cần xem, search tìm (nếu thích du lịch bụi, thích phượt) và phổ biến cho nhiều người cùng biết. Bạn cũng có thể comment (tự do) ý kiến, kiến thức của chính mình dưới các bài viết. Phần QC có trong blog thật tế chỉ là dạng trang trí cho đầy những chổ trống (khi cột lưu trữ quá dài, QC phải bỏ đi) và Google tạo cache nhanh chứ nhấn là điều... hiếm - bạn có thể cho nó ra rìa bằng tiện ích chống QC của các trình duyệt hay cũng có thể nhấn và xem nếu thích ủng hộ.
Riêng mình, Du lịch, GO! sẽ cố gắng là một kho dữ liệu du lịch lớn trong tương lai, cảm ơn các bạn đã ghé thăm.

Điền Gia Dũng

Kỳ thú Ao Dong - Hang Luồn

Từ thị xã Phủ Lý qua cầu Hồng Phú, theo quốc lộ 21, đến cây số 11, rẽ trái 500m là tới hang. Trước cửa hang, có hai quả núi thấp đứng đối nhau tạo nên một cửa đá đồ sộ chắn ngang trước cửa hang. Mặt bằng trước hai quả núi này rất rộng, đây là một điểm dừng chân lý tưởng để ngắm toàn cảnh khu vực núi non và hang Luồn.

Đây là khu vực được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi cao, ở giữa thung lũng này nổi lên một dãy núi thấp, dãy núi này có hang Luồn. Miệng hang Luồn chính là mặt trước của dãy núi nhìn ra cửa đá. Trước mặt hang là một bãi đất rộng có một con kênh lớn chứa nhiều nước. Về mùa mưa, đây là một bến thuyền. Mùa cạn có thể vừa đi thuyền, vừa đi bộ xuống cửa hang. Nguồn nước ở đây từ các khe núi cao đổ xuống, tỏa vào các kênh, các mạch ngầm rồi dẫn ra sông Đáy. Chính vì vậy, nước rất trong và sạch, có thể nhìn thấu đáy. Về mùa mưa, nước dâng lên sát trần hang nhưng cũng chỉ chốc lát là rút hết, chỉ giữ lại một lượng nước vừa đủ để vào hang.

Miệng hang Luồn có hình vòm vách núi, chỗ nhô ra, chỗ lõm vào, chỗ thì chạy thẳng xuống lòng hang, vách thì uốn cong. Đặc biệt có vô số các nhũ đá hình thù muôn vẻ, cái từ trần hang rủ xuống, cái từ vách đá chồi ra kéo dài suốt chiều dài cửa hang. Chiều dài hang Luồn khoảng 400m, chiều rộng của hang vừa đủ cho một đoàn khách đi thuyền ngắm các vách núi với các nhũ đá kỳ lạ và nghe tiếng nước rỏ tí tách. Trong ánh sáng mờ ảo du khách sẽ cảm thấy bập bềnh, rồi du thuyền sẽ đưa du khách tới một không gian mở ra choáng ngợp khi gặp ao Dong.

Ao Dong rộng khoảng 300 mẫu, nước trong vắt có thể nhìn thấy từng con cá bơi, thấy cả thảm thực vật, đặc biệt là các loài rong núi, ngay cả ở mực nước sâu tới 3m. Ao Dong được tạo nên bởi các dãy núi cao, với rừng cây bên sườn núi. Động vật ở đây khá đa dạng, cỏ trắng, sơn dương rất nhiều tạo thêm sự sinh động hấp dẫn cho cảnh quan. Các ngọn núi in bóng xuống làn nước trong vắt của ao Dong tạo nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Hang Luồn, ao Dong với sự kết hợp hài hòa của núi non cây cỏ, trời xanh, nước biếc, quần thể động thực vật hoang dã phong phú là điểm du lịch sinh thái có giá trị của tỉnh Hà Nam.

Theo báo Hà Nam

Phố chợ Kỳ Lừa

Được xếp vào một trong "Trấn doanh bát cảnh" của Lạng Sơn thời xưa. Ngày nay phố chợ Kỳ Lừa nằm ở trung tâm phường Hoàng Văn Thụ là nơi mua bán trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, trong cả nước cùng với các hoạt động văn hoá mang bản sắc dân tộc của Lạng Sơn Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, ngày 7 âm lịch, có hàng hoá sản vật của hầu hết các tỉnh.

Chợ Kỳ Lừa hay còn gọi là chợ đêm, chuyên bán các loại hàng hoá phục vụ khách du lịch vào buổi tối.
Nói đến chợ thì hầu như ở đâu cũng giống nhau, nhưng chợ Kỳ Lừa ỏ Thành phố Lạng Sơn từ xưa đã có những nét độc đáo. Điều đó thể hiện ở dấu ấn về văn hoá hội chợ khá đậm đà. Chợ ở đây không chỉ là nơi giao lưu buôn bán hàng hoá, mà là nơi thể hiện những nét văn hoá cổ truyền của dân tộc một cách sống động. Phố chợ Kỳ Lừa xưa được miêu tả lại có rất nhiều sản vật phong phú, đa dạng từ các địa phương khác đưa về.

Chợ họp đều đặn một tháng 6 phiên vào các ngày 2 và ngày 7 trong tháng. Tại phiên chợ diễn ra những hình thức diễn xướng văn hoá dân gian như hát sli, hát lượn. Người đến chợ không chỉ đi chợ để mua bán mà còn để giao lưu, kết bạn, hát giao duyên... Cùng với màu sắc đa dạng của các loại vải dệt thổ cẩm, các loại trang phục, các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, các kiểu giao lưu buôn bán, hình thức diễn xướng ca hát làm nổi bật lên sắc thái văn hoá hội chợ.

Người đến chợ có khi không cốt để mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli, lượn, tìm đến những niềm đồng cảm bao quanh. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hương vị miền núi Xứ Lạng.

Hàng năm, Lạng Sơn còn có Hội chợ Kỳ Lừa kéo dài từ 22 đến ngày 27 tháng giêng Âm lịch, là nét sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc. Chợ Kỳ Lừa ngày nay đã được tôn tạo và mở cửa cả ngày và đêm. Với không khí trong lành của núi rừng miền biên cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn. Ai có dịp ghé qua chợ Kỳ Lừa sẽ thấy nhiều điều thú vị và hấp dẫn hơn thế nữa.

Tổng hợp

Vịnh xanh Xuân Đài

Trong lúc những bãi biển nổi tiếng nằm dọc vùng duyên hải miền Trung luôn trở thành điểm “nóng” trong mùa hè, Vịnh Xuân Đài ở Phú Yên vẫn còn giữ hầu như nguyên vẹn nét đẹp nguyên sơ, ít bị tác động bởi những hoạt động kinh doanh du lịch thời hiện đại.

Đến Vịnh Xuân Đài là đến với một vùng non nước thắm đượm màu xanh: mặt biển xanh, rừng dừa xanh, rừng dương xanh, núi non xanh và bầu trời xanh thẳm. Những xóm làng bình yên nấp bóng dưới rừng dừa, những bãi cát trắng xen lẫn những bãi đá… Đi thuyền trên Vịnh Xuân Đài, phóng tầm mắt về phía tây là những dãy núi cao trùng điệp, về hướng đông trên bán đảo Xuân Thịnh bên cạnh những ngọn đồi xanh là cồn cát Từ Nham như dải lụa trắng điểm tô thêm cho vẻ đẹp của bức tranh sơn thủy.

Cụm thắng cảnh kỳ thú, hữu tình

Nằm vắt qua hai huyện Sông Cầu và Tuy An về phía đông bắc tỉnh Phú Yên và cách thành phố Tuy Hòa khoảng 45km về phía bắc, Vịnh Xuân Đài có diện tích mặt nước khoảng 8.400 ha, khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình năm 26,5 độC. Đi trên quốc lộ 1A ở đoạn quanh dốc Găng, từ xa du khách đã có thể chiêm ngắm gần như toàn cảnh Vịnh Xuân Đài với nhiều ngọn núi lan ra mặt nước tạo thành những vũng nhỏ: vũng Lắm, vũng Mắm, vũng Dông, vũng Sứ, vũng Chua, vũng Me, vũng La.

Vịnh Xuân Đài thực chất là một cụm phong cảnh độc đáo của vùng biển Phú Yên. Nó được án ngữ bởi núi Cây Me nằm gần bờ, mưa nắng và sóng biển bào mòn chân núi thành những bãi đá lớn. Một trong số đó là Gành Đèn, gành đá được tạo nên từ nhiều tảng đá màu hồng nhạt chồng xếp lên nhau với nhiều hang hốc nhỏ. Phía sát mặt nước gành đá có bờ dốc đứng, từng đợt sóng đánh thẳng vào gành tung bọt trắng xóa. Dưới mặt nước, rong biển mọc dày như tấm thảm nhung dập dờn theo từng con sóng. Trên Gành Đèn có ngọn hải đăng chỉ lối để tàu bè ra vào vịnh.

Phía tây núi Cây Me là cửa Tiên Châu, nơi sông Cái đổ vào Vịnh Xuân Đài. Dưới thời nhà Nguyễn, đây là một hải cảng và là căn cứ thủy quân. Làng biển Tiên Châu là một trong những làng biển cổ nhất Phú Yên, làng hiện còn giữ một số sắc phong có từ thời Minh Mạng, Tự Đức và Đồng Khánh.

Về phía đông cửa Tiên Châu là bãi Bình Sa nằm lọt giữa lòng Vịnh Xuân Đài và một bên là sông Bình Bá. Bãi Bình Sa được bao phủ bởi rừng dương xanh quanh năm rì rào cùng gió biển. Dưới chân các ngọn núi là những gành đá xen lẫn những bãi cát nhỏ. Ở chân núi Cấm- một trong số những ngọn núi đó- có một gành đá lớn màu trắng hồng, do đó có tên là Gành Đỏ. Dưới chân Hòn Bồ và núi Mù U có các bãi Lỗ Tra, bãi Than, bãi Nhàu, bãi Bàng diện tích không lớn lắm, nằm tương đối biệt lập nhau, lại có cát trắng mịn màng xen giữa các gành đá lớn nên cảnh quan rất kỳ thú.

Nếu bạn muốn khám phá đời sống của người dân địa phương thì nên đến những vạn chài trong vịnh. Từ Gành Đỏ đến gành Cây Sung có làng An Thạnh, nhà cửa san sát như một thị tứ nhỏ. Ở đây có nghề chế biến nước mắm nổi tiếng. Ngược lên phía bắc, bên bờ Vũng Lắm có làng Tân Thạnh rợp bóng dừa xanh, một thời từng là trung tâm buôn bán sầm uất. Đoạn từ gành Cây Sung đến mũi Cổ Cò (thuộc địa phận thị trấn Sông Cầu và xã Xuân Phương) là đoạn bờ biển hình vòng cung, bờ rộng và dốc thoải, có nhiều khu dân cư đông đúc, trong đó có thị trấn huyện lỵ Sông Cầu.

Phía bắc bờ Vịnh Xuân Đài là đồng muối Trung Trinh- Lệ Uyên được hình thành từ lâu đời. Gần đó có đèo Vận Lương, tương truyền là con đường vận chuyển lương thực trong cuộc giao tranh giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh vào cuối thế kỷ thứ 18 tại khu vực Vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông. Từ đèo Vận Lương đến Vũng La chạy men theo bờ vịnh, rồi đi qua ngọn đèo cao nằm giữa hai ngọn núi Hòn Tắc và Hai Phú, đứng trên ngọn đèo này bạn có thể quan sát được cả một vùng biển rộng phía đông nam Vịnh Xuân Đài.

Đoạn từ mũi Cổ Cò đến núi Cột Cờ (thuộc địa phận xã Xuân Phương) nằm sát cửa vịnh có nhiều mỏm núi nhô ra ngoài mặt nước. Trên núi bốn mùa cây cối tốt tươi, thỉnh thoảng có những mạch nước từ trên cao chảy xuống đủ để tạo thành những giếng nước ngọt nhỏ. Đây là những địa điểm lý tưởng cho những chuyến du lịch dã ngoại ở bờ đông Vịnh Xuân Đài.

Một di tích lịch sử bị quên lãng

Ngược dòng lịch sử, Vịnh Xuân Đài trước đây có tên gọi là Bà Đài, một thời từng là trung tâm hành chính của tỉnh Phú Yên xưa. Theo sử liệu, “... vào năm 1629, thủ phủ của Phú Yên là thành Hội Phú được xây dựng tại cửa Tiên Châu. Toà thành này tồn tại cho đến năm 1836 thì chuyển đển thành An Thổ cách tòa thành cũ khoảng 2 km về phía tây. Cuối thế kỉ 19, sau khi thiết lập nền bảo hộ lên phần đất Trung kì, Pháp đã đặt tòa Công sứ ngay tại Vũng Lắm vào năm 1887, đồng thời cũng đặt Sở Thương Chánh để kiểm soát việc buôn bán tại đây.” (Tư liệu Bảo tàng tỉnh Phú Yên).

Vũng Lắm nằm trongVịnh Xuân Đài cũng từng là thương cảng bậc nhất của Phú Yên trong quá khứ, là cửa ngõ thông thương giữa Phú Yên với bên ngoài. Tại Vũng Lắm có một cộng đồng người Hoa đến định cư vào khoảng cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19. Công việc doanh thương của họ đã góp phần làm cho Vũng Lắm trở nên sầm uất.

Vịnh Xuân Đài là một địa danh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến vùng đất Phú Yên cũng như của cả nước. Trong thời kỳ giao tranh giữa nhà Tây Sơn với nhà Nguyễn, Vịnh Xuân Đài đã thành chiến trường với nhiều trận thủy chiến lớn mà một trong những lần quân chúa Nguyễn hành quân đến đây còn được lưu lại trong thơ cổ:

Duyệt nguyệt chu sư bạc tiểu thành
Bà Đài ngạn thượng thả hưu binh (*)
(Trải tháng chu sư đậu ở tiểu thành
Lên bờ biển Bà Đài để tạm nghỉ binh)
(Cao xuân Dục, Lưu Đức Xửng, Trần Xán, Đại Nam nhất thống chí, quyển 10, tỉnh Phú Yên, Nxb. Nha văn hóa, Sài Gòn, 1964, tr 33-34).

Vịnh Xuân Đài cũng là nơi diễn ra hoạt động ngoại giao đầu tiên giữa Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ. “Năm 1832, phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Edmund Robert  và George Thompson mang theo thư của tổng thống Andrew Jackson đến Vũng Lắm. Vua Minh Mạng cử ­­­­viên Ngoại lang Nguyễn Tri Phương và Tư vụ Lý Văn Phức đến cùng quan tỉnh Phú Yên lên thuyền thiết tiệc và hỏi ý họ đến đây để làm gì. Phái đoàn Hoa Kỳ cho biết họ đến đây để xin giao hảo thông thương.” (Tư liệu Bảo tàng Phú Yên).

Tháng 4 năm 1945, tàu hải quân của quân đội Nhật hoàng tiến vào Vịnh Xuân Đài đánh chiếm để làm bàn đạp tiến sâu vào đất liền, nhưng đã bị phi cơ đồng minh bắn chìm giữa vịnh. Thân tàu chìm khuất dưới làn nước sâu, chỉ còn nhô lên cột cờ tàu và đài quan sát. Cho đến những năm cuối thập niên 80 đầu 90 của thế kỉ trước vẫn còn các dấu tích này trongVịnh Xuân Đài.
Từ một điểm có vị trí chiến lược trong lịch sử của vùng nhưng đã bị lãng quên, giờ đây Vịnh Xuân Đài đã thành nơi du lịch lý thú. Vịnh Xuân Đài hợp cùng các danh thắng dọc bờ biển Phú Yên như gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, đầm Cù Mông ...tạo nên quần thể phong cảnh – di tích độc đáo lôi cuốn bước chân du khách mỗi lần đến “xứ nẫu” Phú Yên.

Thông tin thêm:

Cách đi đến đó. Vịnh Xuân Đài thuộc địa phận hai huyện Sông Cầu và Tuy An nằm về phía đông bắc tỉnh Phú Yên. Theo hướng lộ trình từ Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tại trung tâm thành phố Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên, bạn đi theo quốc lộ 1A khoảng 45km về phía bắc, gặp dốc Găng là đến Vịnh Xuân Đài. Tuy Hòa cách TP. HCM 561 km.

Một số thắng cảnh khác nằm trong Vịnh Xuân Đài

- Hòn Yến: nằm sát cửa vịnh, diện tích khoảng 4 ha, trên đảo có những khối đá lớn dựng đứng, trước đây có rất nhiều chim yến đến làm tổ nên mới có tên gọi như thế.
- Cù lao Ông Xá: diện tích khoảng 10 ha đối diện Gành Đỏ, cách bờ biển khoảng 200 m. Phía đông Cù lao Ông Xá là mỏm đá dựng đứng, phía bắc có bãi cát trắng chạy dài. Cù lao Ông Xá như một pháo đài án ngữ trước Vũng Lắm.
- Đảo Nhất Tự Sơn: hình thể giống như chữ Nhất trong tiếng Hán nên gọi là Nhất Tự Sơn. Nhất Tự Sơn là hòn đảo đẹp nhất trong Vịnh Xuân Đài, đảo có diện tích 6 ha, nằm cách bờ biển khoảng 300m, khi thủy triều xuống có thể lội từ bờ ra đảo. Cả hòn đảo được che phủ bởi một rừng cây xanh tốt, trong đó có nhiều loại cây cổ thụ. Xung quanh đảo có nhiều vị trí thuận lợi để du ngoạn hay ngồi câu cá. Phía đông đảo có nhiều tảng đá chồng thành bậc như ghế ngồi, sát mép nước có nhiều khối đá nhô lên khỏi mặt nước chạy song song tạo nên những khe nước nhỏ. Hiện nay đảo Nhất Tự Sơn và vùng phụ cận đã được đầu tư thành một khu du lịch sinh thái được rất nhiều du khách đến thưởng ngoạn, nghỉ ngơi

Theo Vntravellive

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Du lịch Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp Sơn La; phía nam giáp Hoà Bình. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi.

< Đầm Ao Châu.

Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,4ºC.
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu.
Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc.

Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: Người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo...
Giao thông bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy đều thuận lợi. Thành phố Việt Trì cách Hà Nội 80km.

Phú Thọ có các địa danh đáng chú ý như:

Đầm Ao Châu - Thuộc huyện Hạ Hòa, cách thị xã Phú Thọ 50km, cách thành phố Việt Trì 70km.
Đặc điểm: Đầm Ao Châu được coi là một Hạ Long trên đất Phú Thọ. Đây là một tiềm năng du lịch hấp dẫn và đầy triển vọng của đất tổ Vua Hùng.

Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ tới Ao Châu đều thuận lợi. Theo đường sắt, Ao Châu nằm trên tuyến đường Hà Nội - Lào Cai và tương lai không xa sẽ là trục đường sắt xuyên Á, nối liền các nước trong khu vực với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo đường bộ, thắng cảnh này nằm trên trục quốc lộ số 2 - tuyến đường quan trọng nhất nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc. Theo đường thủy, có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đà, sông Lô...

Ao Châu có diện tích mặt nước khoảng 2km² và có tới khoảng 100 hòn đảo lớn nhỏ được bao phủ một thảm thực vật đa loài dầy đặc và phong phú, đỉnh cao nhất cao tới 177m so với mặt biển, cùng với 99 ngách nước đan cài vào các khe núi. Đáng chú ý là mực nước trong hồ luôn có độ sâu khoảng 3m, có nơi sâu tới 35m và quanh năm không bị cạn. Nhờ vậy, mặt nước Ao Châu trong xanh, không bị ô nhiễm và có nhiều thủy tộc sinh sống: giải, rùa vàng, ba ba... Đặc biệt, nhân dân địa phương còn trồng nhiều loại cây ăn quả như: mít, bưởi, nhãn, vải... khiến cho Ao Châu càng trở nên hấp dẫn.

Núi Thắm - Núi Thắm thuộc huyện Thanh Ba còn có tên là núi Đầu Rồng, dài khoảng 4km chạy dọc lên khu du lịch Thanh Ba.
Trên đỉnh núi có một cái ao nhỏ gọi là ao Tiên, nước trong xanh, không bao giờ cạn. Xung quanh núi Thắm là hàng trăm ngọn đồi thoai thoải nằm gần kề nhau, nhấp nhô như bát úp. Trên vùng đồi này đã được quy hoạch trồng các loại cây công nghiệp như chè, sơn, trẩu... Nơi đây đã mọc lên nhà máy chè, nhà máy xi măng, rượu, phân lân và những trại chăn nuôi trâu, bò. Núi Thắm vừa là một thắng cảnh đẹp vừa là một trung tâm kinh tế của vùng trung du.

Đền Quốc mẫu Âu Cơ - Đền được xây trên núi Ốc Sơn, còn gọi là núi Vặn, cao trên 147m so với mặt biển. Nằm trong khu di tích đền Hùng, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đền Quốc mẫu Âu Cơ được thiết kế dựa trên nền kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa của thời kỳ Đông Sơn. Đền thờ Mẹ Âu Cơ, người mẹ huyền thoại, linh thiêng, huyền diệu có công đầu trong việc khai hoang, mở cõi của dân tộc.

Đường từ chân núi lên đến cửa đền gồm 553 bậc đá, trên đường đi có nhà đón khách và chỗ dừng chân. Cổng tam quan xây cao 5,8m có ba lối vào, lối chính cao 2,2m, mái cổng lợp dán ngói mũi hài, các đao góc, các hoạ tiết chạm khắc mô phỏng hình chim Lạc. Điểm nhấn của tiền cảnh đền là bia và trụ bia làm bằng đá một mặt khắc chữ nôm, mặt kia khắc chữ quốc ngữ ghi lại thời kỳ xây dựng đền với sự đóng góp công đức của đồng bào cả nước. Tổng thể kiến trúc gồm có nhà Tả vu, nhà Hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tứ trụ, cổng tam quan, nhà đón tiếp, nhà hành lễ, sân, vườn, hệ thống đường bậc, bãi quay xe. Đền Quốc mẫu Âu Cơ được hoàn thành đúng vào dịp lễ hội Đền Hùng - Quốc lễ năm 2005.

Khu di tích đền Hùng - Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Đặc điểm: Đền được xây vào thế kỷ 15, tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc thâm nghiêm trên núi Nghĩa Lĩnh. Từ Hà Nội theo quốc lộ số 2 đến thành phố Việt Trì (84km) đi tiếp khoảng 10km đến ngã ba Hàng rẽ về bên trái 3 km là đến khu di tích. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.
Hiện nay tại Công Quán (nơi để tiếp khách thập phương) có Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng tương đối lớn trưng bày nhiều hiện vật thời kỳ Hùng Vương dựng nước qua nền văn hoá thời đại đồ đá, đồ đồng, đồ sắt...

Rừng và hang động Xuân Sơn - Thuộc xã Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, phía tây tỉnh Phú Thọ.
Đặc điểm: Hang động có các nhũ đá muôn hình kỳ lạ; rừng Xuân Sơn nhiều loài động thực vật quý hiếm, thay màu lá tới 4 lần trong ngày.

Đây là một quần thể hang động kỳ ảo, nằm sâu trong rừng cây bạt ngàn bí ẩn. Vào thăm hang động ở đây, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các nhũ đá rủ xuống thành muôn hình kỳ lạ.

Hang Lạng - Hang Lạng là hang lớn nhất, dài nhất trong số hang động thạch nhũ ở Xuân Sơn.
Ðến với Xuân Sơn, du khách không thể không đến hang Lạng, một kỳ tích thiên nhiên làm say đắm lòng người. Hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, cửa vào hang nhìn thẳng ra cánh đồng Mường Lạng.
Vòm hang Lạng có chỗ cao đến mười lăm, hai mươi mét và chiều rộng cũng cỡ khoảng như vậy. Hang chạy dài, dọc dãy núi đá vôi. Người ta thả quả bưởi có đánh dấu vào hang lúc sáng thì chiều tối đã thấy nó ở suối Lấp, cùng dãy núi nhưng cách chỗ thả chừng khoảng 20km.

Hang Lạng rộng và dài đủ cho hàng ngàn người cùng vào chiêm ngưỡng. Cách cửa hang vài giờ đi bộ, đáy hang trở thành suối sâu đến 2 mét nước. Từ đây, người ta có thể tiếp tục soi đuốc, ngồi mảng để thăm thú về sự kỳ diệu của thiên nhiên, đã tạo dựng nên một kỳ quan để cho con người vui chơi giải trí. Suối nước trong hang có khá nhiều cá măng, cá ngạnh nặng cỡ dăm bảy ký. Loài dơi màu đen đậu nhan nhản trên trần hang.

Tổng hợp từ internet

Khách sạn nhà nghỉ tại Phú Yên - Phú Thọ

Trang tổng hợp các khách sạn, nhà nghỉ tại Phú Yên:

Khách Sạn Ái Cúc  
06 Lê Quý Đôn, P. 4, TX. Tuy Hòa,, Phu Yen 
Tel:  819224, 819321

Nhà nghỉ Phương Yến
03B Ngô Quyền - P4 - TP. Tuy Hòa - Phu Yen
ĐT: 057.6255567

Khách sạn Thanh Niên  
6 Hoàng Hoa Thám, Tp. Nha Trang, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 826646 
Số phòng : 12 

Khách sạn Vĩnh Thuận  
227 Quốc lộ 1A, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 822639    Fax:  (84-57) 823275 
Giá (USD): 5-8. Số phòng : 36

Khách sạn Hưng Phú  
201 quốc lộ 1A, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 824349/ 824349    Fax:  (84-57) 824104 
Giá (USD): 8-15. Số phòng : 14

Khách sạn Ngô Gia  
50 Lương Văn Chánh, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 824605 
Giá (USD): 12-18. Số phòng : 11 

Khách sạn Đại Chúng  
351B Trần Hưng Đạo, Tp. Tuy Hòa, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 823534/ 819474    Fax:  (84-57) 829049 
Giá (USD): 6-10. Số phòng : 30 

Khách sạn Quỳnh Hoa  
18 Trần Bình Trọng, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 823401    Fax:  (84-57) 820190 
Giá (USD): 10-12. Số phòng : 26 

Khách sạn 347  
347 Trần Hưng Đạo, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 827826    Fax:  (84-57) 823663 
Giá (USD): 18-25. Số phòng : 16 

Khách sạn Intershop  
29-31 Lê Thánh Tôn, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 823877 
Giá (USD): 7-12. Số phòng : 19 

Khách sạn 225  
225 Trường Chinh, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 825571/ 826483    Fax:  (84-57) 816483 
Giá (USD): 15-20. Số phòng : 19 

DN TMVT -DVKS AICUC
06 LE QUY DON - TP TUY HOA - PHU YEN, Phu Yen 
Tel:  057843941    Fax:  057.843940 
DVKS 

Khách sạn Du Lịch Công đoàn Phú Yên **  
53 Độc Lập, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 823187    Fax:  (84-57) 825767 
Giá (USD): 5-15. Số phòng : 50 

Khách sạn Vĩnh Đông Á  
25-27 Lê Thánh Tôn, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 823386 
Giá (USD): 10-13. Số phòng : 20 

Khách sạn Hoàng Sương  
151 Lê Thánh Tôn, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 826723    Fax:  (84-57) 814186 
Giá (USD): 11-13. Số phòng : 20 

Khách sạn Như Ý  
7 Nguyễn Công Trứ, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 827639 
Giá (USD): 7-15. Số phòng : 20 

Khách Sạn Hoàng Sương  
151 Lê Thánh Tôn, P. 3, TX. Tuy Hòa,, Phu Yen 
Tel:  826723, 814186 

Khách sạn Hương Sen **  
22B quốc lộ 1A, Tp. Tuy Hoà, Phu Yen 
Tel:  (84-57) 823775    Fax:  (84-57) 826460 
Giá (USD): 25-28. Số phòng : 62 

Trang tổng hợp các khách sạn, nhà nghỉ tại Phú Thọ:

Khách sạn Sông Lô *  
Đường Trần Phú, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 846318    Fax:  (84-210) 846245 
Giá (USD): 20++. Số phòng : 60 

Khách sạn Bãi Bằng **  
Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 829351    Fax:  (84-210) 829666 
Giá (USD): 25++. Số phòng : 48 

Khách sạn Sông Hương *  
2375 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 848986 
Số phòng : 15 

Khách sạn Hương Giang **  
Phường Vân Phú, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 854760    Fax:  (84-210) 854763 
Giá (USD): 22-25 

Khách sạn BaPaCo **  
Thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 829023    Fax:  (84-210) 829951 
Giá (USD): 10-12. Số phòng : 33 

Khách sạn Khánh Linh *  
2094 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 846872 

Khách sạn Phương Nam **  
1948 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 845125    Fax:  (84-210) 849997 
Số phòng : 27 

Khách sạn Hà Nội **  
2191 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 849950    Fax:  (84-210) 849951 
Giá (USD): 20++. Số phòng : 33 

Khách sạn Sông Vàng  
Thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 873387 

Khách sạn Công Đoàn  
1 Yesin, Tp. Đà Lạt, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 848253 

Khách sạn Hồng Ngọc **  
1482 Đại lộ Hùng Vương, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 844513    Fax:  (84-210) 844512 
Giá (USD): 15-25. Số phòng : 26 

Khách sạn Hoàng Long **  
Phường Vân Cơ, Tp. Việt Trì, Phu Tho 
Tel:  (84-210) 851493    Fax:  (84-210) 846126 
Số phòng : 25

Khách sạn nhà nghỉ tại Gia Lai

Trang tổng hợp các khách sạn, nhà nghỉ tại Gia Lai:

Khách sạn Pleiku **
124 Lê Lợi, Tp. Pleiku, Gia Lai
Tel:  (84-59) 824628    Fax:  (84-59) 822151
Giá (USD): 12-40. Số phòng : 52
 
Khách Sạn Pleiku
124 Lê Lợi, Tp. Plây Cu,, Gia Lai
Tel:  824628, 827777,8

Khách sạn Ialy
89 Hùng Vương, Gia Lai
Tel:  059.824858    Fax:  059.827619

Nhà khách Công Đoàn
9B Hai Bà Trưng, Tp. Pleiku, Gia Lai
Tel:  (84-59) 824073

Khách sạn Hùng Vương *
205 Hùng Vương, Tp. Pleiku, Gia Lai
Tel:  (84-59) 824270    Fax:  (84-59) 827170
Giá (USD): 11-25. Số phòng : 31

Khách sạn Điện Ảnh *
6 Võ Thị Sáu, Tp. Pleiku, Gia Lai
Tel:  (84-59) 823855    Fax:  (84-59) 823700
Giá (USD): 10-25. Số phòng : 18
 
Khách sạn Tây Đô
130 Lê Lợi (nối dài.), Thống Nhất, Pleiku, Gia Lai 
Tel:  59-824779, 825533 
 
Nhà khách Ialy  
89 Hùng Vương, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 824843/ 824844    Fax:  (84-59) 827619 
Giá (USD): 12-23. Số phòng : 50 
 
Khách sạn 197  
197 Hùng Vương, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 823659 
Giá (USD): 3-5. Số phòng : 12 
 
Khách sạn Thuận Hải  
96 Trần Phú, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 824476 
Giá (USD): 5-10. Số phòng : 35 

Công Ty Cổ Phần Văn Hoá - Du Lịch Gia Lai
18 Lê Lai, Phường Tây Sơn, Thành Phố Pleiku, Gia Lai 
Tel:  059.824332    Fax:  059.824259
 
Nhà khách Ủy Ban  
26 Quang Trung, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 824657 
Giá (USD): 2.5-12.5. Số phòng : 35 

Khách Sạn Thuận Hải  
96-98 Trần Phú, P. Diên Hồng, Tp. Plây Cu,, Gia Lai 
Tel:  824476, 830650 

Nhà khách Hải Quan  
18 Trần Hưng Đạo, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 823756 

Khách sạn Thuận Hải  
98 Trần Phú, Diên Hồng, Pleiku, Gia Lai 
Tel:  59-824476 
Kinh doanh khách sạn. 
 
Nhà khách Tỉnh ủy  
2 Lê Hồng Phong, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 822080 
Giá (USD): 4-8. Số phòng : 39 
 
Khách sạn Sông Đà  
20 Lê Lợi, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 824992 
Số phòng : 21 
 
Khách sạn Thanh Bình  
96B Nguyễn Sinh Cung, Thừa Thiên Huế, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 823561 
Số phòng : 21 
 
Khách sạn Tây Đô  
130 Lê Lợi, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 825532 
Giá (USD): 4-10. Số phòng : 25 
 
Khách sạn Thanh Lịch *  
86 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 824674    Fax:  (84-59) 828319 
Giá (USD): 12-15. Số phòng : 20 

Khách sạn Vĩnh Hội **  
39 Trần Phú, Tp. Pleiku, Gia Lai 
Tel:  (84-59) 824644    Fax:  (84-59) 871637 
Giá (USD): 22-25. Số phòng : 28 

Khách Sạn Hùng Vương  
215 Hùng Vương, X. Hội Thương, Tp. Plây Cu,, Gia Lai 
Tel:  824270, 821010, 8 

Khách Sạn Thanh Lịch  
86 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Plây Cu,, Gia Lai 
Tel:  824674, 821563,8 

Khách Sạn Nhà Hàng Tây Đô  
03 Đinh Công Tráng, P. Thống Nhất, Tp. Plây Cu,, Gia Lai 
Tel:  825533 

Khách Sạn Vĩnh Hội  
39 Trần Phú, Tp. Plây Cu,, Gia Lai 
Tel:  824644, 871305,8

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Đỉnh Langbiang huyền thoại

Nằm ở độ cao 2.169 m so với mặt biển, Langbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến.

Langbiang còn được ví như "nóc nhà" của Cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưởng những cảm xúc bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục, khám phá những bất ngờ và thoả thú phiêu lưu, tang bồng…

Dường như mỗi cảnh quan, mỗi điểm du lịch ở Đà Lạt đều gắn với một truyền thuyết, huyền thoại... Huyền thoại về núi Langbiang từ lâu trở thành "nơi không thể không đến" của bao lữ khách khi đặt chân đến vùng đất cao nguyên này. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn và bí ẩn của Langbiang luôn mang đến cho du khách sự ngạc nhiên, tiếp đó là ham thích phiêu lưu, mạo hiểm "tìm đường" chinh phục...

Huyền thoại núi

Câu chuyện tình về chàng K'lang (người dân tộc Lát) và người con gái tên Hơbiang (người dân tộc Chil) đã làm xúc động bao du khách khi đến đây. Nhà K'lang và Hơbiang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng đi hái quả. Hơbiang cùng dân làng của mình gặp nạn và chàng K'lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai người đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 dòng tộc mà Hơbiang không thể lấy K’lang làm chồng.

Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo phong kiến của 2 bộ tộc, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Khi Hơbiang bị bệnh, K'lang tìm mọi cách để chữa nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, Hơbiang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K'lang. Đau buồn khôn xiết, K'lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của Biang đã rất hối hận, đứng ra nhận việc thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K'ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K'lang và nàng Hơbiang chết lúc bấy giờ được đặt lên là Langbiang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu thuỷ chung của họ.

Giao hoà cùng thiên nhiên

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12 km về phía Bắc thuộc địa phận huyện Lạc Dương, hai ngọn Langbiang sừng sững như một chứng tích thần kỳ. Núi có hai đỉnh nên còn được gọi là núi Ông và núi Bà. Người dân nơi đây thường gọi tên núi Bà do quan niệm về chế độ mẫu hệ. Những ngày trời nắng đẹp, từ phía hồ Xuân Hương, du khách có thể nhìn thấy hai ngọn núi đứng cạnh nhau như để chở che cho nhau. Nhiều người còn ví dãy núi như người phụ nữ đang nằm, hai ngọn núi như hai bầu ngực căng tròn sức sống.

Bạn có thể khám phá đỉnh núi bằng cách đi bộ theo đường mòn hoặc đường xe chạy. Hay có thể thuê xe dịch vụ chở bạn lên tận đỉnh núi. Con đường quanh co uốn lượn giữa bạt ngàn thông reo... Cảm giác đầu tiên khi bạn đặt chân lên đỉnh núi thật dễ chịu. Một không gian rộng lớn giữa khoảng trời mênh mông và không khí lành lạnh đặc trưng của thành phố "tiểu Paris". Một màu xanh bạt ngàn hiện ra trước mắt. Mây và núi hoà quyện vào nhau.

Đây còn là nơi bác sĩ Yersin đã từng đặt chân đến với "ấn tượng sâu sắc khi đứng trước một vùng cao nguyên mênh mông hoang vắng, gợi nhớ lại cảnh biển động vì đợt sóng khổng lồ màu xanh dâng lên. Ngọn núi sừng sững phía chân trời càng làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan và tạo nên hậu cảnh tuyệt mỹ".

Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống, dòng Đankia với những dòng suối nhỏ uốn lượn dưới chân núi. Phóng tầm mắt ra xa, Đà Lạt hiện ra với những ngôi nhà nhấp nhô xen lẫn giữa núi và cây, như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.

Lên núi thử sức

Langbiang được xem là một khu du lịch đặc thù về loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân vùng này. Cả vùng đồi của Langbiang được bao phủ bằng một lớp cỏ dày, cao và xanh mướt vào mùa mưa. Trong thung lũng là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật đặc trưng của vùng. Lưng chừng núi có một thung lũng khá lớn, là nơi đã tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, thung lũng này được gọi là Thung lũng trăm năm.

Thung lũng trăm năm phía dưới chân núi được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí. Nếu đi theo tour của các Cty du lịch, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại và uống rượu cần với đồng bào dân tộc tại địa phương, lắng nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc mình.
Langbiang ngày nay còn là điểm thu hút những du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao theo tour của Cty dã ngoại du lịch Lửa Việt.

Trong Festival hoa Đà Lạt vừa qua, Langbiang cũng được chọn làm nơi để các bạn trẻ của thành phố thử sức mình, chinh phục đỉnh cao. Từ trên đỉnh Langbiang, bạn cũng có thể khám phá vùng đất dưới chân núi, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây bằng cách men theo đường mòn đi xuống rồi vượt qua những con thác nhỏ để vào làng.

Dù bạn rong ruổi đếm từng bước lần tìm đến đỉnh núi hay bạn lên núi bằng xe thì cảm giác lâng lâng trong bạn sẽ còn đọng lại mãi. Trên đỉnh núi, đôi trai gái tên K'lang và Biang đứng bên nhau minh chứng cho sự tồn tại vĩnh hằng của một mối tình chung thuỷ, là chứng nhân cho những du khách đã từng đến, được nghe, được cảm và thấy yêu hơn dãy núi huyền thoại này.

Từ Diendandoanhnghiep

Về Phú Yên phiêu du với đá

Là một tỉnh duyên hải nhưng Phú Yên có tới 3/4 diện tích rừng núi, với nhiều nhánh của dãy Trường Sơn vươn ra biển Đông. Đa số các di sản văn hóa và thiên nhiên của Phú Yên đều gắn kết thâm sâu với chất liệu đá.

< Ghềnh Đá Đĩa.

Theo quốc lộ 1A, khi xe bắt đầu lên đèo Cả, ngay từ xa đã thấy một tảng đá khổng lồ nổi bật trên nền trời cao, đó chính là Thạch Bi Sơn trên núi Đá Bia. Lê Quý Đôn đã viết trong Phủ biên tạp lục: “Khi vua Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành lấy đất vào xứ Quảng, đã tạc đỉnh núi lập bia làm địa giới…”. Núi Đá Bia cao 706m, với nhiều dải rừng nguyên sinh và thảm thực vật trên núi rất đa dạng và phong phú.

Đến Phú Yên, bạn không nên bỏ qua hai bảo vật quốc gia vô cùng ấn tượng: đàn đá và kèn đá Tuy An. Kèn đá có lỗ thổi hơi và thoát hơi. Bên trong ruột có gờ hình xoắn ốc, khi thổi tạo nên những âm thanh với cao độ khác nhau.

Đàn đá gồm tám thanh, đây là bộ đàn đá có thang âm hoàn chỉnh nhất trong tất cả các bộ đàn đá đã được phát hiện tại Việt Nam, có niên đại cách đây khoảng hơn 2.500 năm. Nếu không tận mắt chứng kiến, thật khó hình dung những âm thanh trầm bổng lại có thể được phát ra từ khối đá “rỗng”, hay từ những phiến đá thanh thanh, vô tri vô giác.

Không chỉ được trưng bày trang trọng trong bảo tàng của tỉnh, vào những dịp lễ hội hay các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật, đàn đá và kèn đá còn được biểu diễn bởi các nghệ sĩ địa phương. Tiếng đàn đá hòa theo tiếng gió âm âm, lan tỏa, mênh mang... nghe như tiếng người xưa từ ngàn năm vọng tới.

Đoạn giữa thành phố Quy Nhơn của Bình Định với thị xã Tuy Hòa của Phú Yên, nếu rẽ trái về hướng núi, vượt lên một lối nhỏ khá dốc, bạn sẽ đến với chùa Tử Quang, một trong những ngôi chùa cổ nhất của Phú Yên. Chùa Tử Quang hay Bạch Thạch tự nằm trên đỉnh núi Xuân Đài, cao khoảng 100m, ở vùng đất từng là thủ phủ của tỉnh Phú Yên đầu thế kỷ XVII.

Chùa nằm trên triền núi toàn đá trắng nên còn có tên là chùa Đá Trắng, được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào năm 1997. Cổng chùa và khu bảo tháp còn khá nguyên vẹn, thể hiện rõ nghệ thuật kiến trúc cổ, được trang trí hoa văn, phù điêu và tượng thú.

Nếp chùa thanh tịnh, cảnh trí xung quanh rất hữu tình. Chùa tựa lưng vào núi cao với rừng rậm thâm u, bên dưới là sông lớn, con đường thiên lý Bắc Nam chạy ngang qua.
Từ trung tâm thành phố Tuy Hòa, theo quốc lộ 25 về hướng tây khoảng 8km, băng qua những cánh đồng bao la trù phú, bạn sẽ tới một điểm tham quan dân dã rất lạ. Đó là một ghềnh đá trải dài tới gần 1km ở xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa. Do địa tầng biến đổi, trải qua bao nhiêu thế kỷ “biển sâu hóa thành nương dâu”, đã hình thành nên những vạt đá răng cưa kỳ thú. Ghềnh đá như sống lưng của con khủng long hóa thạch, những rìa đá, cột đá vươn cao giữa nền trời xanh, tạo nên thành trì vững chắc bao quanh những cánh đồng lúa mênh mông của thôn Mỹ Hòa.

Hòa Thắng còn có những ghềnh đá khác như: ghềnh Miễu, ghềnh Quan, ghềnh Dung, ghềnh Quýt, ghềnh Bồ, ghềnh Đuôi, ghềnh Do… với cấu tạo địa chất là các loại đá thạch anh như màu ám khói, màu sỏi, trắng đục hay tinh khiết. Trèo lên những mỏm đá cao, nhìn bao quát khắp một vùng xung quanh, du khách sẽ cảm nhận ghềnh đá Hòa Thắng không chỉ đẹp hùng vĩ, mà còn đằm thắm, dung dị với cánh đồng lúa êm đềm bên những rặng tre, làng xóm bình yên, lơ thơ làn khói bếp.

Đến Phú Yên - vùng đất bình yên và trù phú để phiêu du với hồn đá sẽ là những trải nghiệm khó quên trên bước chân rong ruổi của bạn.

Theo PNO

Du lịch Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi - biên giới nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 – 800m so với mặt biển. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 21ºC - 25ºC. Vùng tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 2.200 – 2.500mm, vùng đông Trường Sơn từ 1.200 -1.750mm.
Tỉnh có trục quốc lộ 14 nối với Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ; trục quốc lộ 19 nối với các tỉnh duyên hải miền Trung từ Quy Nhơn đến Pleiku và đi các tỉnh đông bắc Cam-pu-chia; quốc lộ 25 nối với Phú Yên.

Tỉnh Gia Lai với cộng đồng nhiều dân tộc chung sống gồm người Kinh chiếm 52% dân số, còn lại là người Gia Rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Cơ Ho, Nhắng, Thái, Mường...
Gia Lai là một vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa cổ xưa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Gia Rai và Ba Na thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ. Các lễ hội đặc sắc ở Gia Lai: lễ Pơ Thi (Bỏ Mả), lễ hội đâm trâu, múa xoang - trang phục ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa dân gian và âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như tù và, đàn đá, cồng chiêng...
Đến Gia Lai du khách còn được xem những khu nhà mồ dân tộc với những bức tượng đủ loại và những nghi lễ còn rất hoang sơ với tôn giáo đa thần (Tô Tem) còn nhiều nét nguyên thủy.

Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền duyên hải và Cam-pu-chia như sông Ba, sông Sê San và các con suối khác. Vùng đất Gia Lai có nhiều suối hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên. Đó là rừng nhiệt đới Kon Ka Kinh và Kon Cha Rang nơi có nhiều động vật quí hiếm; thác Xung Khoeng hoang dã ở huyện Chư Prông; thác Phú Cường thơ mộng ở huyện Chư Sê. Nhiều con suối đẹp như suối Đá Trắng, suối Mơ và các danh thắng khác như bến đò "Mộng" trên sông Pa, Biển Hồ (hồ Tơ Nưng) trên núi mênh mông và phẳng lặng - núi Hàm Rồng cao 1.092m mà đỉnh là miệng của một núi lửa đã tắt.
Gia Lai có truyền thống cách mạng hào hùng, có khu Tây Sơn Thượng, căn cứ địa của vua Quang Trung, là quê hương anh hùng Núp. Nhiều địa danh chiến trường xưa của Gia Lai như Pleime, Cheo Reo, La Răng đã đi vào lịch sử.

Pleiku là thủ phủ của tỉnh Gia Lai, nằm trên ngã ba giao lộ của quốc lộ 19, quốc lộ 14, quốc lộ 25, cách Qui Nhơn khoảng 170 km về hướng Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 540 km theo hướng Đông Nam. Thành phố cao nguyên này nằm ở độ cao 780 m so với mực nước biển. Đến Pleiku du khách sẽ được thả hồn mình cùng cây cỏ thiên nhiên, được hít khí trời mát lạnh và cảm nhận trong gió thoang thoảng mùi hương của những nhánh lan rừng, của hoa cà phê.

Các địa điểm, thắng cảnh đẹp tại Gia Lai có thể kể như:

Biển Hồ (Hồ Tơ Nuêng) 

Nằm cách trung tâm TP. Pleiku 6km về hướng Bắc. Biển Hồ, trước đây nguyên là một miệng núi lửa đã ngưng hoạt động cách đây hàng triệu năm, với diện tích khu vực 460 ha, trong đó diện tích mặt nước khoảng 250 ha và có độ sâu trung bình 15-18m. Dân trong vùng gọi Hồ là Biển và thế là có tên Biển Hồ.

Hồ mang tên Tơ Nuêng - tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyển kể rằng: Làng Tơ Nuêng xưa to và đẹp lắm, dân bản sống yên vui hòa thuận, bổng một hôm núi lửa ập tới lấp làng Tơ Nuêng, những người sống sót khóc thương làng minh và người thân mãi không nguôi, nước mắt chảy thành suối đổ về làng mà thành Hồ. Hồ giữ lại tên Tơ Nuêng, một kỷ niệm chung của bản làng,... ngày 16/11/1988, thắng cảnh thiên nhiên Biển Hồ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng: Di tích danh thắng.
Biển Hồ ngoài tác dụng trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho dân cư Tp. Pleiku, nó còn tạo ra một vùng sinh thái rộng lớn. Đặc biệt là các di chỉ khảo cổ học được phát hiện tại Biển Hồ đã đem lại một bộ sưu tập hiện vật phong phú, là bằng chứng chứng minh lịch sử lâu đời của mảnh đất Gia Lai tươi đẹp và huyền bí...

Di tích lịch sử - văn hoá Tây Sơn Thượng Đạo
Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em họ Nguyễn lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng núi rừng An Khê của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo ở An Khê, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân dân các dân tộc Gia Lai.
Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người Kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên ở vùng Tây Sơn Thượng đạo như người Bahnar, Jrai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.
Ngày 14-6-1991 quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ VH-TT cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa, quần thể gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang trung - Nguyễn Huệ: An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòa đá Ông Nhạc, Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, kho tiền - nền nhà ông Nhạc.

Di tích lịch sử văn hoá nhà lao Pleiku
Di tích ở trung tâm Tp Pleiku, cách Bưu điện tỉnh Gia Lai khoảng 300m về phía Nam có thể đến Di tích bằng các loại phương tiện xe ôtô, môtô hoặc đi bộ. Năm 1925, người Pháp cho xây cất Nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc. Đến năm 1940 phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, lúc bấy giờ thực dân Pháp đã dùng nơi này để giam giữ những người yêu nước.

Hệ thống các thác nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Tiêu biểu cho hệ thống các thác nước còn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai gồm có: Thác Phú Cường, thác Công Chúa, thác Ya Ma - Yang Yung, thác la Nhí, thác Lệ Kim...

Thác Phú Cường:Thác thuộc xã Dun huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 45km về phía Tây Nam, thác có độ cao cột nước khoảng 45m, đã từ lâu thác Phú Cường được nhiều người biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên, thảm thực vật xanh tốt, nằm trên dòng chảy suối Ia Peet đổ ra sông Ayun về hạ nguồn xuống hồ Ayun Hạ. Khu vực thác Phú Cường đang được ngành du lịch lập quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch.

Thác Công Chúa:Thác thuộc xã la Mơ Nông huyện Chư Pah, cách TP Pleiku 50km về phía Tây Bắc, đây là một thác nước tự nhiên tuy không cao, nhưng địa hình rất đẹp. Thác nước được dàn trải bởi nhiều tầng đá thấp theo chiều xuôi xuống, với những bậc lên xuống dễ dàng, nước chảy không dữ dội mà êm đềm. Với vẻ đẹp lãng mạng của mình, thác Công Chúa đúng như tên gọi của nó như một nàng Công Chúa giữa chốn rừng xanh.

Thác Ya Ma - Yang Yung:Cách thị trấn Kông Chro 3km, cách TP Pleiku 120 km về phía Đông, đây là hai thác nước được tạo bởi khúc gấp của sông Ba đoạn ngang qua thị trấn Kông Chro. Thác Ya Ma (còn gọi là thác nhỏ) dòng chảy êm dịu, trên nền những bậc đá nối tiếp nhau, đi bộ dọc theo chiều dòng chảy của sông khoảng 3 km ta gặp một thác nước khác có cột nước cao hơn, như được nứt ra từ giữa dòng sông, tạo thành hai vách đá dựng đứng hai bên, đó là thác Yan Yung (còn gọi là thác lớn).

Thác la Nhí:Thác Ia Nhí thuộc xã Nhơn Hòa huyện Chư Sê, cách TP Pleiku 70km về phía Nam, được tạo bởi suối la Lốp, tuy không có độ cao bằng thác Phú Cường, song bề mặt của thác rộng, dòng chảy không dữ dội mà êm dịu. Đây là điểm du lịch sinh thái dã ngoại hấp dẫn, Công ty Dịch vụ - Du lịch tỉnh đã chọn khu vực thác la Nhí để mở tour du lịch cưỡi voi dã ngoại trong rừng và nghỉ ngơi picnic tại thác.

Thác Lệ Kim:Thuộc địa bàn xã la Tô, là một thắng cảnh đẹp của huyện la Grai, cách trung tâm huyện khoảng cách 15 km, cách Tp Pleiku 35km về phía tây, được tạo thành từ suối Ia Pech, chảy vào sông Pô kô nằm ngay bên trục lộ 664 la Grai đi Đức Cơ, với cột nước cao gần 30m dội xuống một hồ nước rộng, đứng phía dưới nhìn lên, hơi nước bay ta có cảm tưởng như những làn sương mù bao phủ.

Thác chín tầng:Thuộc địa bàn xã Ia Sao, huyện Ia Grai, đây là dòng thác rất đặt biệt, cột thác được phân cấp 9 tầng, dòng nước chảy mạnh, phong cảnh hai bên bờ rất đẹp. Khách địa phương trong thành phố, đặc biệt là thanh niên thường tổ chức picnic tại thác. Đây là một trong những điểm có nhiều lợi thế cho đầu tư phát triển du lịch.

Thuỷ điện Ialy
Công trình thủy điện Ia Ly được xây dựng trên sông Sê San, một con sông lớn Tây Nguyên. Đây là công trình trọng điểm quốc gia, lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình, với công suất 720MW và sản lượng điện trung bình 3,7 tỷ Kwh. Tổng công suất có thể khai thác của toàn bộ sông Sê San ước khoảng 1.500 MW, trong đó Ia Ly chiếm gần một nửa. Trên và dưới thủy điện Ia Ly dự kiến xây dựng thêm 4 nhà máy thủy điện khác: Sê San 3, Sê San 4, Plei Krông và Thượng Kon Tum. Sê San 3 và Sê San 4 là những nhà máy nằm phía hạ lưu của thủy điện Ia Ly.

Thác Ia Ly nổi tiếng ngày xưa nay được thay bằng cảnh đẹp đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây Nguyên, với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km2 và dung tích 1,03 tỉ m3 (ứng với mức nước dâng bình thường 515m). Nơi đây sẽ là một điểm du lịch tuyệt vời về cảnh quan và môi trường, đồng thời còn là nơi cung cấp các loài thủy sản nước ngọt cho Tây Nguyên.

Hồ Ayun hạ
Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai - huyện Ayun Pa, cách Tp. Pleiku 70km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã HBông huyện Chư Sê. Hồ Ayun Hạ ngoài tác dụng cung cấp nước tưới cho 13.500 ha lúa nước, còn là hồ cung cấp nguồn thuỷ năng lớn ở khu vực, nhày máy thuỷ điện Ayun Hạ đã được xây dựng vừa chính thức hòa điện vào lưới điện quốc gia với 2 tổ máy đi vào hoạt động có công suất 3.000kwh.

Với bề mặt thoáng của hồ rộng 37km2, dung tích 253 triệu m3 nước (ứng với mực nước dâng bình thường), hồ Ayun Hạ còn là nơi cung cấp nguồn thuỷ sản lớn cho khu vực Ayun Hạ và TP Pleiku. Ngoài ra, mặt hồ còn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao dưới nước, tổ chức các đội tàu, thuyền phục vụ khách du lịch tham quan, dã ngoại ngắm cảnh ven hồ.

Cổng trời Mang Yang
Người dân Gia Lai vẫn quen với tên gọi khá huyền thoại "Đèo Mang Yang" là Cổng trời (Mang tiếng Jrai có nghĩa là cổng-cửa, Yang tức là trời). Quảng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta có cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó rất thích hợp với tên gọi đó. 
Nếu ai từng lên Phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa nắng đặc trưng của cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước hai vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khỏi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của Đèo Cổng trời vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Đồi thông Đắc Pơ
Đăk Pơ được thiên nhiên ưu đãi một khu rừng thông tự nhiên và một thảo nguyên cỏ tranh cạnh bên đã tạo nên một vị trí hấp dẫn cho đầu tư một khu du lịch tại đây, vùng đất này thường được gọi là "Đồi thông Đăk Pơ". Là một rừng thông tự nhiên hơn 40 năm tuổi, có mật độ khoảng 500 đến 600 cây/ha, đường kính cây khoảng 40 cm trở lên, cá biệt có một số cây có đường kính từ 1 m trở lên. Đồi thông nằm ở độ cao trung bình 1.150 m so với mực nước biển, có hệ thống suối chạy qua và nhiều thác nước lớn nhỏ tạo nên một quanh cảnh tươi đẹp. Khí hậu ôn đới nhiệt độ từ 15-200C.

Ngoài ra, Gia Lai còn rất nhiều nơi độc đáo như đỉnh Hàm Rồng, vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng, thác Xung Khoeng, đồi thông Hà Tam, Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai... chờ bạn ghé thăm.

Trích Cuocsongviet, internet